Ngân hàng bớt lo chuyện đòi nợ

Friday, 23/06/2017, 11:41 AM

Doanhnhanvietuc – Nghị quyết Xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội thông qua quy định trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.

Sáng 21/6, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, 86,35% số đại biểu có mặt tán thành. Tỷ lệ không tán thành nghị quyết này cũng khá cao, tới hơn 6% tương đương với 31 đại biểu. Có 12 đại biểu không biểu quyết.

Nghị quyết này được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Cụ thể, theo Nghị quyết, về quyền thu giữ tài sản bảo đảm, bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là động sản. Đầu tiên, tổ chức tín dụng cần đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm;

Sau đó, thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trước thời điểm thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm bằng cách gửi theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.

Cũng theo Nghị quyết, tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền việc thu giữ tài sản bảo đảm cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng bán nợ.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, tổ chức được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.

Trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án, Nghị quyết quy định tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;

Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định của pháp luật;

Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản, Nghị quyết quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Dự án không có tranh chấp đã được thụ lý chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền về quyền sử dụng đất; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thương vụ sáp nhập PGBank – VietinBank: NHNN yêu cầu tính toán, đàm phán lại tỷ lệ hoán đổi

Doanhnhanvietuc – VietinBank đã tiếp tục thuê tư vấn độc lập là Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện công việc này và hiện nay VietinBank đang trong quá tình đàm phán, thống nhất lại với PGBank để báo cáo NHNN. Theo báo cáo của Ban kiểm soát ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank – mã: CTG) tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 diễn ra sáng nay (17/4), về giao dịch sáp nhập PGBank vào VieitnBank,… Continue readingThương vụ sáp nhập PGBank – VietinBank: NHNN yêu cầu tính toán, đàm phán lại tỷ lệ hoán đổi

Doanh nghiệp Việt và mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng

Doanhnhanvietuc – Năm 2016, toàn sàn có 22 doanh nghiệp lãi trên 1.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3%, sang năm 2017 đã có thêm các gương mặt mới dự kiến sẽ ra nhập vào danh sách này. Kết thúc năm 2016 toàn sàn có 22 doanh nghiệp có mức lợi nhuận sau thuế vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Đầu tiên… Continue readingDoanh nghiệp Việt và mục tiêu lãi 1.000 tỷ đồng

Hàng loạt ngân hàng “đua nhau” giảm lãi suất cho vay, lãnh đạo nói gì?

Doanhnhanvietuc – Hàng loạt ngân hàng đã lần lượt công bố giảm lãi suất của các khoản vay ngắn hạn Việt Nam đồng về mức tối đa 6,5%/năm đối với các khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực ưu tiên. Giảm lãi suất: Ngân hàng cổ phần đã nhanh chân hơn cả khối quốc doanh Ngay sau thông báo về việc giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% kể từ ngày 10/7 và yêu… Continue readingHàng loạt ngân hàng “đua nhau” giảm lãi suất cho vay, lãnh đạo nói gì?

Ngân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Doanhnhanvietuc – Có nhiều lý do để các ngân hàng phải tính cách thức xử lý nợ xấu chủ động một cách mạnh mẽ trong năm nay. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nợ xấu có xu hướng tăng trở lại về quy mô. Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu do VAMC quản lý và nợ… Continue readingNgân hàng nên xử lý nợ xấu ra sao trong thời gian tới?

Ngành ngân hàng nỗ lực “bắt tay” với SMEs

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hiện chiếm trên 90% số doanh nghiệp (DN) hiện có và đóng góp gần 40% vào GDP cả nước, thu hút gần 80% lực lượng lao động, khiến khối doanh nghiệp này đang dần trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách kinh tế. Sau nhiều năm bị các tổ chức tín dụng “bỏ lơ”, liệu các chuyển động của hệ thống ngân hàng (NH) gần… Continue readingNgành ngân hàng nỗ lực “bắt tay” với SMEs

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm