GDP TP.HCM tăng 1% đóng góp tăng trưởng kinh tế cả nước ‘ngang ngửa’ khai thác 1,2 triệu tấn dầu

Monday, 26/06/2017, 13:58 PM

Doanhnhanvietuc – Nếu tăng khai thác thêm 1,5 triệu tấn dầu sẽ đóng góp thêm 0,25 điểm % vào tăng trưởng. Như vậy GDP Tp.HCM tăng 1% có thể gần tương đương khai thác khoảng 1,2 triệu tấn dầu.

Sáng 23/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt TPHCM về tình hình kinh tế-xã hội. Khi đề cập đến khi nói về vai trò đầu tàu kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng cho rằng: “Thành phố phát triển được thì cả nước phát triển tốt, nếu Thành phố có gì trở ngại sẽ ảnh hưởng phát triển chung”. Thành phố tăng thêm 1% GDP thì GDP cả nước tăng 0,21%.

Còn nhớ hồi giữa tháng 6, theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, với riêng đóng góp của tổng cầu, tăng trưởng năm 2017 đã có thể đạt 6,3%. Trong khi đó, tổng cung cũng được hỗ trợ bởi sản xuất điện tử và khai thác dầu thô: Nếu tăng khai thác thêm 1,5 triệu tấn dầu sẽ đóng góp thêm 0,25 điểm % vào tăng trưởng. Như vậy GDP Tp.HCM tăng 1% có thể gần tương đương khai thác khoảng 1,2 triệu tấn dầu.

Thủ tướng nhấn mạnh TPHCM luôn là địa phương đóng góp lớn cho cả nước trên cả phương diện GDP, thu ngân sách, năng suất lao động và nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, công nghệ mới thường được triển khai ở Tp.HCM rồi lan rộng ra cả nước.

Bằng chứng là cơ cấu kinh tế của Thành phố thể hiện sự năng động, xu hướng tích cực. Kinh tế tư nhân chiếm 59% (cả nước 49%), kinh tế nhà nước 16%, FDI 25%. Đi liền với cơ cấu GDP là cơ cấu vốn. Theo số liệu năm 2015, vốn đầu tư tư nhân chiếm 65%, vốn nhà nước 20%, vốn FDI 15%. Điều này cho thấy kinh tế tư nhân đang là động lực mạnh dẫn dắt sự tăng trưởng của Thành phố.

Trong 6 tháng đầu năm, Thành phố đạt kết quả tương đối toàn diện, tích cực. Khu vực nông nghiệp chỉ còn 0,7% GDP, càng đặt ra yêu cầu quy hoạch lại sử dụng đất nông nghiệp rất lớn. Đặc biệt, TPHCM luôn là địa phương đồng hành cùng cả nước trong nhiều vấn đề quốc kế dân sinh, từ giải quyết thiên tai, lũ lụt, xóa đói giảm nghèo, đến giáo dục, y tế, chủ quyền biển đảo.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng hiện Thành phố cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển. Ví dụ Thủ tướng chỉ ra, Thành phố khó khăn trong việc đạt kế hoạch tăng trưởng GDP. Hay theo xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh PCI tụt hạng, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thành phố. TPHCM là nơi thu hút FDI sớm nhất và mặc dù 6 tháng đầu năm vốn FDI gấp 2 cùng kỳ nhưng trong 10 năm qua, tỉ lệ vốn FDI thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước.

Cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý. Theo kết quả thống kê nghiên cứu cho thấy công nghiệp dịch vụ chiếm 99% GDP nhưng đất dành cho công nghiệp dịch vụ chỉ 7% diện tích. Một ha đất công nghiệp dịch vụ tạo giá trị gia tăng 50 tỷ đồng trong khi 1 ha đất nông nghiệp tạo giá trị gia tăng 68 triệu đồng.

Ngoài ra hiện thành phố có 3 khu chế xuất, 13 khu công nghiệp với diện tích đang khai thác 3.748 ha nhưng cũng chỉ xấp xỉ 50% diện tích đất quy hoạch cho công nghiệp. Thủ tướng đặt câu hỏi vì sao trong nhiều năm, thành phố không mở rộng được diện tích khu công nghiệp làm tốc độ công nghiệp chậm so với cả nước?

Ngoài ra hiện Tp.HCM còn gặp phải những bất cập về hạ tầng đô thị, ùn tắc, úng ngập, ô nhiễm, kết nối giao thông với sân bay, bến cảng. Thủ tướng cho rằng, không thể để Tp.HCM đi vào vết xe của các thành phố khói bụi, ô nhiễm và tắc nghẽn, làm mất đi sức hấp dẫn và tính cạnh tranh. Ngoài ra Thành phố này còn gặp phải thách thức về tăng năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.

Về phía lãnh đạo Thành phố, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cam kết từ nay đến cuối năm, sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đạt mục tiêu đề ra, nộp ngân sách đạt và vượt. Thành phố sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép kinh doanh tại một cửa. Thành phố sẽ mời các nhà khoa học, chuyên gia hàng không để bàn bạc, hiến kế phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ Thành phố trong việc xây dựng đề án đồng bộ đưa Tp.HCM trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế.

Gợi mở cho Tp.HCM, Thủ tướng nhắc lại tầm nhìn mà ông đã phát biểu cách đây 1 năm: “Đó là một nền kinh tế đổi mới sáng tạo, có sức lan tỏa, là động lực cho phát triển bền vững và là đầu tàu cho cả nước trong hội nhập sâu rộng có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới”.

Những nguyên tắc cốt lõi của Tp.HCM được Thủ tướng đề cập đến như một đô thị thông minh với cơ sở hạ tầng thông minh, quản lý thông minh, đề cao kỹ trị, tôn trọng tiếng nói của người dân, xây dựng con người văn hóa, văn minh, xã hội gắn kết và rộng mở, tăng trưởng xanh, bền vững và sáng tạo. Nguyên tắc cốt lõi nữa là năng động, hội nhập và phát huy bản sắc.

Thủ tướng đặt mục tiêu then chốt cho Tp.HCM là tạo việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững, thực thi mục tiêu công bằng, không để người dân nào của Thành phố đứng bên lề của sự phát triển. Chú trọng phát triển Thành phố bền vững, cạnh tranh, bao gồm năng suất cao, nâng cao chất lượng cuộc sống và luôn trân trọng, ghi nhớ công sức của các thế hệ đi trước. Tỉ trọng dịch vụ và sáng tạo trong cơ cấu kinh tế phải tăng nhanh và ngày càng lớn.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Doanhnhanvietuc – Tuy mất thị phần ở nước mắm và nước tương nhưng doanh thu từ mảng này của Masan vẫn tăng trưởng 5% trong năm vừa qua, cho thấy quy mô thị trường vẫn đang lớn lên. Theo số liệu từ Masan, năm 2016 thị phần các ngành hàng tiêu dùng của tập đoàn này đồng loạt giảm so với năm trước, chỉ riêng thị phần tương ớt tăng trưởng mạnh nhờ thương vụ mua… Continue readingBá chủ mảng tương ớt nhờ Cholimex, nhưng Masan lại đang thất thủ ở cả 2 mặt trận truyền thống là nước mắm & mì gói

Tăng trưởng 6,7% năm nay vẫn phải ‘trông chờ’ vào dầu thô

Doanhnhanvietuc – Nông nghiệp vẫn gặp những vấn đề cố hữu, dịch vụ chưa đủ ‘cáng đáng’ cả nền kinh tế còn chế biến chế tạo thì đã đến ngưỡng. Cuối cùng, chúng ta vẫn cần ‘trông chờ’ vào khai khoáng “Để đạt mục tiêu 6,7%, trong bối cảnh 6 tháng đầu năm chúng ta mới đạt 5,73% thì đâu sẽ là động lực?”/ Không phải từ nông nghiệp, chưa phải từ dịch vụ, đó có… Continue readingTăng trưởng 6,7% năm nay vẫn phải ‘trông chờ’ vào dầu thô

Đại án Oceanbank: Hà Văn Thắm chuẩn bị hầu tòa 20 ngày liên tiếp

Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, TAND TP Hà Nội đã hoàn thiện kế hoạch xét xử Hà Văn Thắm (SN 1972) – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng đồng phạm với hàng loạt tội danh khác nhau. Theo đó, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm cùng 47 bị cáo sẽ khai mạc vào ngày 27/2 và dự kiến kéo dài trong 20 ngày liên tiếp. HĐXX sơ… Continue readingĐại án Oceanbank: Hà Văn Thắm chuẩn bị hầu tòa 20 ngày liên tiếp

IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%

Doanhnhanvietuc – Việt Nam bị hạ dự đoán tăng trưởng, tuy nhiên điểm lạc quan là vẫn còn. Mới đây, những thay đổi trong tình hình kinh tế xã hội Việt Nam ở vào 6 tháng đầu năm đã khiến các tổ chức quốc tế thay đổi những dự báo về tăng trường của nền kinh tế vào cuối năm nay. Cụ thể, trong tuần vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố… Continue readingIMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 ở mức 6,3%

Thủ tướng: Không ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 7,42%. Quan điểm này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty bàn giải pháp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017, ngày 12/8. Diễn ra trong gần 5giờ đồng hồ, Thường trực Chính phủ đã rà soát lại từng mục… Continue readingThủ tướng: Không ép sản xuất bằng mọi giá để thua lỗ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm