Acecook: Công nghệ sản xuất mì đã tiến bộ hơn

Wednesday, 21/06/2017, 12:23 PM

Doanhnhanvietuc – Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc Khối sản xuất Acecook nhận định, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện nâng cao hơn so với nhiều năm trước

– Ông có thể chia sẻ những điểm mới của công nghệ sản xuất mì hiện nay?

– Các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường và mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng nên không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng cải tiến, gia tăng tính tiện dụng, tạo khác biệt trong cạnh tranh.

Như tại Acecook, chúng tôi gia tăng mức độ tự động hóa, đầu tư dây chuyền hiện đại công suất hoạt động cao, có thể sản xuất gần 600 gói mì trong một phút, đồng thời trang bị các hệ thống kiểm soát chất lượng như máy cân trọng lượng, máy Xray… Ngoài ra, công ty còn có phòng thí nghiệm được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan. Toàn bộ đều hướng đến đảm bảo mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm đạt chất lượng, thơm ngon và an toàn nhất.

Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc Khối sản xuất của Acecook.

– Mì ăn liền Acecook sản xuất tại Việt Nam và Nhật Bản khác nhau thế nào, thưa ông?

– Tại Acecook, vì là công ty liên doanh Nhật Bản nên toàn bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng đều được chuyển giao hoàn toàn từ Nhật Bản. Vì thế, chất lượng giữa sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam và Nhật Bản là giống nhau.

Sự khác nhau chỉ là về hương vị, do mỗi quốc gia có một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng. Khi phát triển ở thị trường Việt Nam, chúng tôi có đội ngũ chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm là người Việt để thấu hiểu kỹ và rõ những sở thích ẩm thực theo từng vùng miền, từ đó kết hợp hài hòa giữa “công nghệ Nhật Bản” và “hương vị Việt Nam” để phát triển nên những sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

– Công nghệ Nhật Bản chuyển giao từ Acecook Nhật Bản ra sao?

– Đầu tiên, chúng tôi đã được chuyển giao về mặt thiết bị, công nghệ Nhật hiện đại để sản xuất mì ăn liền theo kỹ thuật cao tại Việt Nam từ những năm 1994. Tiếp đến là về mặt chất lượng, đội ngũ của chúng tôi được chuyển giao kỹ thuật để kiểm soát và quản lý chất lượng luôn ở mức ổn định. Thứ ba là được đào tạo cách để kiểm soát chất lượng từ đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra một cách động bộ theo tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, khi ở Nhật có công nghệ mới, Aceccook Việt Nam cũng được tiếp cận và nhanh chóng ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.

– Acecook Việt Nam có 10 nhà máy từ Bắc đến Nam. Công ty làm thế nào để có thể kiểm soát chất lượng đồng nhất trên diện rộng?

– Acecook có 10 nhà máy trên khắp Việt Nam nhưng luôn luôn đảm bảo về chất lượng và sự ổn định. Để làm điều này, công nghệ của chúng tôi được chuyển giao trực tiếp từ Acecook Nhật và mọi thứ trang bị đồng bộ cho tất cả nhà máy. Nhân viên các nhà máy, chi nhánh luôn đào tạo định kỳ và khi có những điểm mới đều cập nhật áp dụng trong sản xuất và quản lý, từ đó áp dụng đồng bộ cho các nơi.

Ngoài ra, triết lý của công ty là tạo ra sản phẩm an toàn an tâm cho người tiêu dùng và triết lý này luôn truyền đạt và nhắc nhở thường xuyên để mỗi nhân viên đều nằm lòng và làm những điều tốt, điều đúng vì sự an toàn, an tâm và hài lòng của người tiêu dùng.

– Là người trực tiếp ở trong nhà máy sản xuất mì ăn liền hơn 20 năm, theo ông đâu là khâu quan trọng của quy trình sản xuất để quyết định chất lượng của một gói mì thành phẩm?

– Với tôi, trong một quá trình sản xuất thì tất cả các khâu đều quan trọng để kết hợp tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng. Mọi mắc xích đều đóng góp để tạo thành phẩm tốt và ổn định. Không có cái nào có thể gọi là quan trọng hay không quan trọng mà tất cả đều quan trọng.

Dây chuyền của Acecook Việt Nam có thể sản xuất gần 600 gói mì trong một phút.

 – Trên thị trường có mì chiên và mì không chiên, về mặt công nghệ sản xuất hai loại mì này khác nhau như thế nào?

– Quy trình sản xuất mì chiên và mì không chiên về cơ bản là giống nhau – đều qua công đoạn hấp chín, điểm khác duy nhất nằm ở công đoạn làm khô. Trong sản xuất mì ăn liền, chúng tôi có công đoạn làm khô, tức làm giảm độ ẩm trong sản phẩm để giúp mì ăn liền bảo quản trong thời gian 5-6 tháng.

Đối với mì chiên thì sử dụng phương pháp chiên bằng dầu để độ ẩm trong vắt mì giảm còn khoảng 2%.

Còn mì không chiên thì sử dụng phương pháp sấy bằng nhiệt gió và độ ẩm khoảng 10%.

– Đâu là sản phẩm chủ lực của Acecook hiện nay?

– Mì chiên chính là chủ lực của chúng tôi vì người tiêu dùng lâu nay đã quen với sản phẩm này. Bên cạnh đó còn có mì không chiên. Chúng tôi ra mắt sản phẩm không chiên hơn 10 năm qua vì muốn đa dạng hóa để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

– Dầu chiên mì ở nhiệt độ cao có ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe người tiêu dùng?

– Quá trình chiên theo công nghệ cao là phương pháp tối ưu đảm bảo mức độ an toàn. Dầu được làm nóng bằng trao đổi nhiệt giữa hơi nóng và dầu chứ không phải quá trình đun nấu trực tiếp. Cùng với đó là việc kiểm soát nhiệt độ dầu ổn định và luân chuyển dầu liên tục.

Ở nhà, khi bạn chiên thực phẩm trên bếp thì không kiểm soát được nhiệt độ ở mức bao nhiêu, vì tùy theo bạn bỏ nhiều hay ít vật liệu và bếp vặn to hay nhỏ mà sẽ có nhiệt độ chiên khác nhau. Ngoài ra, khi chiên cũng sẽ có những mảnh vụn rơi ra từ nguyện liệu tạo nên những tồn đọng trong chảo, hình thành cặn và khiến dầu dần bị sậm màu.

Tại Acecook, trong quá trình chiên, các sợi mì rơi ra được lọc lại bằng hệ thống lọc như một tờ giấy, giúp lọc được từ những cặn mịn nhất. Đồng thời, kết hợp với việc dầu được cung cấp liên tục nhằm bổ sung cho lượng dầu mất đi trong quá trình chiên theo hệ thống kiểm soát tự động, nên chất lượng dầu luôn luôn tươi mới, đảm bảo chỉ số oxy hóa của dầu luôn trong mức cho phép (quy định riêng của Acecoook là ≤ 1 mg KOH/1g dầu, trong khi luật Việt Nam cho phép là ≤ 2 ). Vì vậy, sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài mì gói, Acecook Việt Nam sẽ phát triển thêm các sản phẩm từ gạo.

Định hướng phát triển sản phẩm của Acecook thời gian tới?

– Các sản phẩm từ gạo chính là xu hướng chúng tôi định hướng sẽ phát triển mạnh hơn. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, nguồn tài nguyên rất lớn là gạo. Từ trước tới nay chúng ta chỉ chủ yếu xuất khẩu gạo thô, nay công ty mong muốn tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo, chế biến các sản phẩm sợi làm từ gạo để đưa ra thị trường thế giới.

Trong thời gian gần đây, các sản phẩm gạo, đặc biệt là phở đang rất được ưa chuộng, nhất là khi du lịch phát triển, giúp sản phẩm này của Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn. Đây chính là xu hướng tiếp theo để phát triển, song hành cùng sản phẩm chủ lực mì chiên của Acecook.

Theo Vnexpress

4/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vũ khí bí mật giúp Microsoft đánh bại Amazon và trở thành số 1 ở mảng công nghệ lưu trữ của tương lai

Doanhnhanvietuc – Cuối cùng, Microsoft cũng chịu hé lộ về vũ khí bí mật giúp hãng này đánh bại Amazon và Google trên thị trường đám mây. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, thị trường đám mây ngày càng trở nên sôi động. Amazon, Microsoft, Google hiện vẫn là 3 cái tên đứng đầu với sự cạnh tranh khốc liệt, tuy nhiên Microsoft vẫn luôn giữ được vị thế nhờ vào một “vũ… Continue readingVũ khí bí mật giúp Microsoft đánh bại Amazon và trở thành số 1 ở mảng công nghệ lưu trữ của tương lai

Doanh nghiệp Việt Nam làm gì trước ‘miếng bánh’ 9 tỷ USD thị trường du lịch trực tuyến?

Công nghệ đang làm thay đổi cách thức vận hành của hàng loạt ngành nghề khác nhau và du lịch cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên hiện nay dù tăng trưởng trăm triệu USD mỗi năm nhưng 80% giá trị thị trường du lịch trực tuyến nằm trong tay các trang web hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam từng công bố dịch vụ du lịch là sản… Continue readingDoanh nghiệp Việt Nam làm gì trước ‘miếng bánh’ 9 tỷ USD thị trường du lịch trực tuyến?

Tỷ phú thế giới giàu lên nhờ công nghệ, tại sao ở Việt Nam đa phần thuộc lĩnh vực bất động sản?

Doanhnhanvietuc – Phó tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo giải thích câu hỏi này với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Doanh nhân làm trong lĩnh vực công nghệ và đạt mức tài sản vài chục triệu USD trên sàn chứng khoán nhận xét: “Nền kinh tế Việt Nam mới ở 1.5 so với cách mạng 4.0”. Cập nhật đến thời điểm hiện tại, 7/10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam kinh… Continue readingTỷ phú thế giới giàu lên nhờ công nghệ, tại sao ở Việt Nam đa phần thuộc lĩnh vực bất động sản?

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: ‘Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng, nếu chúng ta không làm gì thì có nghĩa là người Việt Nam sẽ già mà vẫn nghèo’

Doanhnhanvietuc – Đồng thời, Giám đốc điều hành Uber tại Việt Nam cũng nói “nếu vẫn muốn một bước nhảy vọt mang tính dân tộc thì đây là cơ hội cuối cùng của chúng ta”.. Đó là hai trong số nhiều chia sẻ nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trước mắt nền kinh tế Việt Nam. Hôm qua ngày 7/4, buổi Diễn đàn CEO 2017 với chủ đề:… Continue readingChủ tịch FPT Trương Gia Bình: ‘Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng, nếu chúng ta không làm gì thì có nghĩa là người Việt Nam sẽ già mà vẫn nghèo’

Thời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Các trào lưu công nghệ thay đổi nhanh chóng đã gây sức ép lên các mô hình kinh doanh truyền thống, đòi hỏi chính sách phải thay đổi kịp thời để quản lý và điều phối, tạo hành lang phát triển, nếu không vô hình trung trở thành lực cản của sự tiến bộ. Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) xuất phát từ mô hình kinh doanh dựa vào nền tảng công nghệ, đã… Continue readingThời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm