Mỹ rút khỏi TPP, các nước đang hướng tới Trung Quốc

Sunday, 05/02/2017, 02:28 AM

Ngay sau khi tân tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP nhiều chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Mỹ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Mỹ rút khỏi TPP, các nước đang hướng tới Trung Quốc

Điều này xuất phát từ nguyên nhân từ trước đến nay TPP vốn được xem là một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama cũ đồng thời giảm sự ảnh của nền kinh tế Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên việc Mỹ bất ngờ rút khỏi TPP cùng với một loạt các tuyên bố về chính sách bảo vệ thương mại trong nước đã tạo khoảng trống cho Trung Quốc “chen chân”.

Đối lập với Mỹ, Trung Quốc đang thúc đẩy toàn cầu hóa bằng các hiệp định thương mại tự do đa phương với nhiều nước trên thế giới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), chính sách Một vành đai, Một con đường (One Belt, One Road) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng buôn bán ở Châu Á và nhiều nơi khác. Những chính sách đó giúp tăng cường thương mại và sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang khởi động quỹ Con đường Tơ lụa và thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và củng cố vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.

Cùng lúc đó, một số nước thành viên hiệp định TPP đang “ngỏ ý” muốn kêu gọi Trung Quốc và một số quốc gia phát triển khác tham gia. Thủ tướng Australia ông Malcolm Turnbull đã có cuộc gặp mặt với đại diện bộ, ngành các nước Nhật Bản, Singapore và New Zealand ngay sau khi tân tổng thống Donald Trump ký quyết định rút khỏi TPP và giữ vững quan điểm duy trì TPP bằng việc “kêu gọi Trung Quốc tham gia vào TPP”. Nếu điều này thành hiện thực Trung Quốc sẽ là thị trường hấp dẫn đối với ngành xuất khẩu nông sản của Australia và New Zealand.

Tuy nhiên, ý kiến đề xuất Trung Quốc tham gia vào TPP của Australia vấp phải nhiều khó khăn do trong văn bản ký kết của hiệp định bao gồm 30 chương, không có một điều khoản nào cho phép tiếp nhận thành viên mới trước khi hiệp định chính thức có hiệu lực. Hay nói cách khác, để Trung Quốc “thế chân” Mỹ trong TPP đòi hỏi cần phải có các điều khoản bổ sung mới dựa trên những quy định sẵn có.

Trong khi đó, Malaysia and Singapore đang cân nhắc việc tham gia đàm phán hiệp định RCEP. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia, ông Mustapa Mohamed cho biết Malaysia đang chuyển hướng tập trung sang RCEP và một số các hiệp định thương mại tự do song phương khác. Còn về phía Singapore, Bộ trưởng Bộ Công Thương của quốc gia này cũng cho hay đại diện các thành phố cũng đang tham gia đàm phán một số sáng kiến hội nhập kinh tế trong đó bao gồm cả RCEP.

Một số các quốc gia thuộc khối ASEAN đang kêu gọi kết thúc vòng đàm phán RCEP vào cuối năm nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức. Hiện tại, đã có 10 trong tổng số 16 quốc gia ASEAN và 7 trong số 12 nước thành viên TPP đang tham gia đàm phán RCEP.

Mặc dù vậy nhiều chuyên gia vẫn cho rằng trong thời gian tới Trung Quốc vẫn chưa thể soán ngôi vị quán quân của Mỹ trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới do hiện tại đồng nhân dân tệ vẫn chưa phải là đồng tiền quốc tế- điều kiện tiên quyết để trở thành nền kinh tế “bá chủ” thế giới.

Theo thoidai

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Quốc gia bé nhỏ với chỉ 5,6 triệu dân này đang sở hữu ngành nông nghiệp nổi tiếng đến mức Trung Quốc cũng phải lấy đó làm tiêu chuẩn học hỏi

Dù nghèo tài nguyên thiên nhiên và có khí hậu lạnh giá, ngành nông nghiệp của Đan Mạch vẫn nổi tiếng thế giới đến mức Trung Quốc phải lấy mô hình nước này làm chuẩn. Đan Mạch là một nước nhỏ với 5,6 triệu dân và chi phí lao động khá cao, dẫu vậy quốc gia này lại có thế mạnh về nông nghiệp, một ngành kinh tế truyền thống. Hiện Đan Mạch sản xuất… Continue readingQuốc gia bé nhỏ với chỉ 5,6 triệu dân này đang sở hữu ngành nông nghiệp nổi tiếng đến mức Trung Quốc cũng phải lấy đó làm tiêu chuẩn học hỏi

Dưa hấu Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Doanhnhanvietuc – Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) đã phát đi một số thông báo đáng chú ý về tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị hiếu tiêu dùng dưa hấu tại thị trường Trung Quốc. Bộ Công thương cho biết, sản lượng dưa hấu tại Trung Quốc tăng đều qua các năm gần đây (từ 72 triệu tấn năm 2013 lên 77,5 triệu tấn năm 2016). Theo quy… Continue readingDưa hấu Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Bài phát biểu khiến NATO bất an của ông Trump

Ông Trump đã khiến các đồng minh châu Âu bất an khi trách móc họ không đóng góp tài chính nhưng né tránh tái khẳng định cam kết phòng vệ tập thể với NATO. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại trụ sở NATO ở Brussels. Ảnh: CNN Trong bài phát biểu ngày 25/5 tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trách móc nặng nề các thành viên… Continue readingBài phát biểu khiến NATO bất an của ông Trump

IMF không tin Tổng thống Trump có thể cải tổ thuế

IMF dự báo người đứng đầu Nhà Trắng sẽ không thực hiện được lời hứa cải tổ luật thuế Mỹ trong năm nay hoặc năm tới… Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra thiếu niềm tin vào kế hoạch cải tổ thuế lớn nhất 3 thập kỷ mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mới đây, theo hãng tin CNN. Trong một báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất ra… Continue readingIMF không tin Tổng thống Trump có thể cải tổ thuế

Tham lợi suất cao, nhà đầu tư Trung Quốc đang mạo hiểm rót 9.000 tỷ USD vào loại tài sản này

Doanhnhanvietuc – Đây là minh họa rõ nét nhất về tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà quản lý Trung Quốc đang gặp phải trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro đạo đức và cải thiện việc định giá rủi ro trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Giống như nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác ở Trung Quốc , Yang Mo không có chút hiểu biết nào về các sản phẩm… Continue readingTham lợi suất cao, nhà đầu tư Trung Quốc đang mạo hiểm rót 9.000 tỷ USD vào loại tài sản này

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm