Thủ tướng: An Giang phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ

Friday, 18/11/2016, 02:17 AM

– Chiều 17/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang về tình hình phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: An Giang là một tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, với 2 thế mạnh rõ nét là nông nghiệp và dịch vụ, du lịch – Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo báo cáo của UBND tỉnh An Giang, tỉnh có 2 lĩnh vực mũi nhọn là nông nghiệp và du lịch. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, sản lượng đạt hơn 4 triệu tấn, diện tích sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 90% diện tích, mô hình “cánh đồng lớn” đạt 35.400 ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 160 triệu đồng/ha. Trong năm, An Giang đón khoảng 6,4 triệu lượt khách (tăng 2,4%), doanh thu du lịch ước đạt 2.000 tỷ đồng (tăng 31,5% so với cùng kỳ).

Góp ý với tỉnh, lãnh đạo các bộ, ngành bày tỏ ấn tượng về kết quả phát triển của An Giang về nông nghiệp, nhất là việc mỗi năm tỉnh xuất khẩu hơn 1 tỷ USD nông sản.Theo Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục tập trung vào 2 mũi nhọn là nông nghiệp và du lịch, nhưng phải cơ cấu lại. Bộ trưởng cho rằng, với nông nghiệp, tỉnh có 2 sản phẩm chính là lúa và cá. Tái cơ cấu thì lúa giảm diện tích mà tăng giá trị, cá thì giữ nguyên diện tích và tăng giá trị. “Phải làm nông nghiệp công nghệ cao, kể cả từ quy mô hộ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói và cho rằng phải liên kết chặt chẽ nông nghiệp với du lịch.

 

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, An Giang có nhiệm vụ quan trọng về quản lý, cung cấp nước, vừa phải kiểm soát lũ vừa tạo nguồn tài nguyên nước cho vùng. Do đó, tỉnh cần chú trọng đầu tư các dự án không ô nhiễm, các dự án thủy lợi.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, An Giang là một tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, với 2 thế mạnh rõ nét là nông nghiệp và dịch vụ, du lịch.

Thời gian qua, tỉnh có nhiều nỗ lực, cụ thể là đã ổn định và phát triển một số mặt, áp dụng tiến bộ, khoa học công nghệ vào nông nghiệp; thu hút đầu tư nước ngoài, có một số dự án mới, quy mô; xuất khẩu có bước chuyển biến. Là một tỉnh nông nghiệp, An Giang có mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 40 triệu đồng/năm là điều đáng mừng.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giảm (năm 2014 hạng 37, năm 2015 xếp hạng 39). “Môi trường đầu tư là điều kiện để phát triển. Nguyên nhân là do tỉnh, do huyện, hay do sở?”, Thủ tướng nói và mong muốn tỉnh làm rõ nguyên nhân, có biện pháp quyết liệt để khắc phục.

Bên cạnh đó, tỉnh chưa phát huy hết tiềm năng du lịch. Khách du lịch đến đông nhưng thời gian lưu trú thấp. Tỉnh còn nhận trợ cấp của ngân sách Trung ương gần 60%.

Cho rằng trong suy nghĩ, tư duy phát triển thì tỉnh chưa có đột phá, Thủ tướng mong muốn An Giang phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khắc phục các hạn chế, bất cập để phát triển nhanh hơn. “Phải suy nghĩ đột phá nào, khát vọng nào mạnh mẽ đưa An Giang phát triển? An Giang là tỉnh lớn, có nhiều điều kiện phát triển rất tốt”, Thủ tướng nêu vấn đề.

Về nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh sớm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017. Việc sơ kết, tổng kết năm 2016 cần tiến hành tiết kiệm, giản dị, hiệu quả. Tỉnh cần đặt vấn đề phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp đi liền với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Phải nâng hạng môi trường đầu tư kinh doanh của An Giang lên mức đáng kể.

“Một trong những điểm thắt của chúng ta trong nông nghiệp là vấn đề doanh nghiệp, hợp tác xã. Thanh niên nông thôn hoàn toàn có thể khởi nghiệp chứ không chỉ có nông dân thuần túy”, Thủ tướng nói.

Tỉnh cần chuyển dịch mạnh mẽ, tái cơ cấu kinh tế rõ nét hơn, nhất là trong nông nghiệp như cánh đồng mẫu lớn, lúa, cá có giá trị cao hơn, xây dựng thương hiệu cá tra, xây dựng nông thôn mới quyết liệt hơn. Tái cơ cấu là công cuộc gian nan, khó khăn, mà không quyết liệt thì khó có hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh. Tỉnh cần có kế hoạch phát triển du lịch, nhất là tuyên truyền, quảng bá các điểm di tích lịch sử của địa phương để thu hút khách du lịch.

Thủ tướng yêu cầu An Giang quan tâm giữ gìn an ninh biên giới, phát triển kinh tế cửa khẩu; chú ý phát triển giao thông đường thủy, tận dụng luồng sông Hậu trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. “Tư nhân nào đầu tư cho phép đầu tư, kể cả phương tiện, bến bãi. Với 3.000 km đường thủy, ít tỉnh nào được như thế nên An Giang cần tận dụng phát triển thương mại”, Thủ tướng nhìn nhận.

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng cơ bản đồng ý với một số kiến nghị cụ thể của An Giang với mong muốn tạo điều kiện cho tỉnh phát triển hơn nữa thời gian tới.

Theo baochinhphu
Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Không ‘xử lý nội bộ’ vụ cấp khống 800 giấy lưu hành thuỷ sản

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm vụ làm giả công văn, cấp chứng nhận trái phép cho hơn 800 sản phẩm thức ăn thủy sản tại Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản. Ngày 21/11, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng… Continue readingThủ tướng: Không ‘xử lý nội bộ’ vụ cấp khống 800 giấy lưu hành thuỷ sản

Thủ tướng: Tài sản và vốn của DNNN còn hơn 5 triệu tỷ đồng, không thể chôn vốn ở khu vực này

Phát biểu kết luận tại hội nghị sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước diễn ra chiều 6/12, Thủ tướng nêu một nghịch lý đang tồn tại khi vốn và tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước còn hơn 5 triệu tỷ đồng trong khi vẫn đang chịu gánh nặng về nợ công. Vốn nhà nước vẫn còn 92% Đánh giá về công tác sắp xếp, đổi mới, tái cơ… Continue readingThủ tướng: Tài sản và vốn của DNNN còn hơn 5 triệu tỷ đồng, không thể chôn vốn ở khu vực này

Thủ tướng nêu 3 trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2018

Doanhnhanvietuc – Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2017, Thủ tướng nêu rõ định hướng xây dựng dự thảo Nghị quyết 01 năm 2018, văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính Nhà nước trong năm 2018 và giao một số nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thống nhất đánh… Continue readingThủ tướng nêu 3 trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2018

Chính phủ mới và “thông điệp quan trọng nhất”

Ở đâu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện, thì ở đó thông điệp “Chính phủ kiến tạo” được nhấn mạnh… Cộng đồng doanh nhân đã “ứng trước” niềm tin cho Chính phủ mới, khi lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới đạt trên 100 nghìn, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhìn nhận. Khoảng lặng giữa hai nhiệm kỳ “Khái niệm “Nhà nước kiến… Continue readingChính phủ mới và “thông điệp quan trọng nhất”

Những ngày bận rộn của Thủ tướng tại Davos

Đặt chân tới Thụy Sỹ chiều 17/1 vừa qua, Thủ tướng và phái đoàn Việt Nam có một lịch làm việc dày đặc… “Cả Thủ tướng lẫn đoàn rất vất vả, 7h20 đã phải rời đi đến nơi họp, tức phải dậy trước đó ít nhất 60 phút trong khi đêm lệch giờ, 4h đã thức, chỉ ngủ hai tiếng là nhiều. Thủ tướng vừa ăn sáng vừa trao đổi và trả lời câu hỏi… Continue readingNhững ngày bận rộn của Thủ tướng tại Davos

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm