“Tour 0 đồng”: Sản phẩm độc hại của ngành công nghiệp không khói

Tuesday, 11/04/2017, 16:49 PM

Doanhnhanvietuc – Tour 0 đồng có nét tương quan với kiểu giá vé 0 đồng của Vietjet, Jestar được bán hàng loạt nhưng người ta không thể cấm họ trừ phi không cho phép Vietjet, Jetstar bán giá vé 0 đồng.

Ảnh minh họa: Du khách Trung Quốc tại Maldives.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Tour 0 đồng”: Sản phẩm độc hại của ngành công nghiệp không khói của Tiến sĩ Phạm Anh Dũng (ĐHQG Hà Nội- ĐH NorthCentral, Hoa Kỳ). Anh hiện là Giám đốc tài chính hãng luật và đầu tư VCG.


Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh hình thức kinh doanh tour “0 đồng”.

Vậy bản chất tour 0 đồng là gì?

Nền kinh tế thị trường luôn xuất hiện những loại sản phẩm dịch vụ giá rẻ mang tính cạnh tranh và mở rộng thị phần, tour 0 đồng về bản chất kinh tế là một loại hình khuyến mãi ở các nước sở tại nhằm đón lượng du khách lớn hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Về bản chất du khách phải trả hết tiền tour từ quốc gia của họ khi đến Việt Nam, sau đó các công ty tour Việt nhận lại khách với giá 0 đồng, hoặc âm đồng. Du khách phải trả tiền chi tiêu cho khách sạn, ăn uống, dịch vụ tham quan và mua sắm tại Việt Nam, nếu các bên nhận tour thu nhiều hơn tiền tour đã bán thì họ có lời ngược lại sẽ bị lỗ, điều này phụ thuộc vào khả năng chịu chi của du khách và khả năng móc túi của các công ty tour bằng cách dẫn du khách đến các địa điểm dịch vụ vui chơi, thương mại, mua hàng hóa với giá cắt cổ để ăn chia hoa hồng nhằm trục lợi. Cuối cùng thì du khách vẫn là người chịu thiệt thòi.

Ở các nước công nghiệp phát triển như EU, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,…hiện cũng đang rơi vào tình trạng ‘đau đầu’ với loại hình tour 0 đồng vì nếu xóa sổ loại hình này họ sẽ bị mất các đại lý du lịch trong khu vực và mất nguồn du khách.

Mặt khác mỗi năm Trung Quốc có 120 triệu du khách đi du lịch ở các nước trong khu vực và chi tiêu 215 tỷ USD, do đó mà nguồn khách và nguồn thu từ du khách Trung Quốc vẫn là quan trọng, các nước này không thể loại bỏ tour 0 đồng từ Trung Quốc trong một loạt các rổ tour khác.

Nói nôm na tour 0 đồng có nét tương quan với kiểu giá vé 0 đồng của Vietjet, Jetstar được bán hàng loạt nhưng người ta không thể cấm họ trừ phi không cho phép Vietjet, Jetstar bán giá vé 0 đồng.

Tour 0 đồng vẫn phát triển rất nhanh theo xu thế của thị trường, mỗi một quốc gia trong khu vực họ có các quy định khác nhau để quản lý và thu thuế thay vì ngăn chặn chúng và trên tế là các nước sở tại không thể ngăn chặn được.

Khách Trung Quốc tăng đột biến tại Việt Nam và châu Á

Thời gian gần đây Mỹ và Hàn Quốc tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD dẫn đến Trung Quốc cấm công dân nước này đi du lịch Hàn Quốc trong khi có 8 triệu du khách Trung Quốc đến Hàn Quốc mỗi năm. Đây là nguyên nhân khách TQ tăng đột biến vào Việt Nam trong đó đặc biệt là Hạ Long, Quảng Ninh, mỗi ngày có đến trên 15.000 lượt khách Trung Quốc.

Đều nghịch lý và trớ trêu là các tour du lịch đều được phía Trung Quốc bán với giá tour 0 đồng, có nghĩa là phía tour Trung Quốc đã thu tiền vé máy bay và giao khách cho tour ở Việt Nam với giá 0 đồng, thậm chí các đại lý tour Việt Nam phải trả ngược lại tiền hoa hồng cho các đại lý tour ở Trung Quốc.

Khách vào du lịch Việt Nam bị lùa vào các địa điểm ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí,v.v.. do các công ty Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp trá hình quản lý. Doanh thu và lợi nhuận một lần nữa lại rơi vào túi người Trung Quốc mà không đóng đồng thuế nào cho chính phủ Việt Nam, kể cả các dịch vụ trá hình khác từ người Việt.

Trong nhiều năm qua, khách Trung Quốc dẫn đầu lượng khách quốc tế vào các nước ASEAN và tiếp tục tăng mạnh. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2016 Việt Nam đón gần 2,7 triệu khách Trung Quốc và trên 1.8 triệu khách năm 2015. Con số này luôn ở mức gần 30% tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam, trong năm 2017 con số du khách Trung Quốc sẽ tăng đột biến so với các năm trước đây bởi lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc cấm du khách nước này du lịch vào Hàn Quốc, mặt khác tour 0 đồng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam giống như trước đây đã từng có hàng chục triệu du khách Trung Quốc đổ vào du lịch Thailand mỗi năm, trong đó tỷ trọng tour 0 đồng khá phổ biến.

Nguồn: Tổng cục Du lịch.

Tại Thái Lan, trong vòng 1 thập niên qua, lượng du khách Trung Quốc tăng gần gấp 10 lần, năm 2015 có 8 triệu du khách Trung Quốc đến nước này. Du khách cũng chi tiêu rất nhiều nhưng thực chất không mang lại nguồn lợi nào cho ngành du lịch Thái, mà nguyên nhân chủ yếu là do các tour 0 đồng. Lợi ích kinh tế từ mua sắm của khách đều chảy ngược về Trung Quốc vì các cửa hàng, dịch vụ đều do người nước này trực tiếp quản lý hoặc núp bóng pháp nhân địa phương tạo tình trạng trốn thuế, rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp. Một ước tính cho thấy ngân sách nước này thiệt hại 9 tỷ USD mỗi năm vì loại “tour 0 đồng”.

Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn từng nêu lên hiện tượng ngay tại Đà Nẵng, Nha Trang… những đối tác này cũng khép kín vòng tròn dịch vụ bằng các cửa hàng mua sắm, ăn uống nên có tình trạng lượng khách đến nhiều mà tiền thuế thu được thì ít. Mánh khóe được chỉ ra là du khách đến các cửa hàng mua sắm, đi ra tay không nhưng thật ra là đã mua hàng và sẽ nhận hàng rồi trả tiền ngay tại Trung Quốc nên chủ cửa hàng không phải đóng thuế.

Vấn đề đặt ra là nhà nước phải quản lý thế nào để các công ty nhận tour 0 đồng không lừa đảo hay chặt chém khách cũng như qui định rõ chi phí dịch vụ phải trả phát sinh tại Việt Nam, đồng thời cần có quy định các địa điểm tham quan, dịch vụ vui chơi, giải trí, khu bán hàng riêng phục vụ cho du khách để thu thuế dịch vụ thay vì hướng dẫn viên dẫn khách đến các nơi do người Trung Quốc hoặc lợi dụng pháp nhân Việt Nam trá hình tổ chức nhằm trốn thuế.

Nên chăng Cục Thuế và các cơ quan chức năng nên mở nhiều đợt thanh tra, kiểm tra, đưa cán bộ thuế xuống từng cơ sở kiểm soát du khách ngay từ khi nhập cảnh qua sân bay, cảng biển, và các địa điểm du lịch phải được đăng ký tour từ trước, tránh tình trạng du khách sau khi vào Việt Nam thì họ muốn đi đâu thì đi và không ai quản lý được họ.

Tour 0 đồng nếu chúng ta không quản lý hay quản lý không khéo thì chúng là các sản phẩm độc hại trong ngành công nghiệp không khói gây ra nạn ô nhiễm môi trường, ô nhiễm văn hóa, và an ninh quốc phòng, đồng thời chính phủ thì thất thu thuế và các chủ đầu tư phải đầu tư hàng nhiều nghìn tỷ đồng vào các địa điểm du lịch nhưng không thể hoàn vốn được.v.v..

Theo Cafebiz

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Cho phép Tập đoàn BMW tiếp cận số ô tô trị giá 15 triệu euro, nhưng phải thay đại lý tại Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Tập đoàn BWM có thể tiếp cận ngay được số ô tô đang được giữ tại cảng ở TP HCM để bảo dưỡng nhưng cũng đồng thời phải thay đại lý ở Việt Nam vì Euro Auto đã vi phạm pháp luật. Đây là thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố với tập đoàn BMW khi làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu của Đức vào sáng ngày (6/7). Trong… Continue readingThủ tướng: Cho phép Tập đoàn BMW tiếp cận số ô tô trị giá 15 triệu euro, nhưng phải thay đại lý tại Việt Nam

Chủ tịch VCCI hiến kế giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng “hai nền kinh tế trong một quốc gia”

Doanhnhanvietuc – Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017, tổ chức hôm 16/6, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nội lực yếu là nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp Việt chưa tạo được mối liên kết với doanh nghiệp FDI. Sau gần 30 năm luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, các doanh nghiệp FDI ngày càng… Continue readingChủ tịch VCCI hiến kế giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng “hai nền kinh tế trong một quốc gia”

Sự thật thương lái Trung Quốc “giải cứu” heo Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Thương lái Trung Quốc vẫn chủ yếu mua heo cỡ lớn 130-150 kg/con với giá rẻ chỉ 15.000 đồng/kg, thậm chí thấp hơn. Mới đây, thông tin một số doanh nghiệp Trung Quốc (TQ) có ý muốn “giải cứu” heo Việt Nam, dự kiến thu mua 2.000 con mỗi ngày với giá 30.000 đồng/kg nhưng với điều kiện heo đã được giết mổ cắt mảnh, cấp đông xuất sang thị trường này. Đại diện… Continue readingSự thật thương lái Trung Quốc “giải cứu” heo Việt Nam

Việt Nam: “Con hổ” kinh tế đang vươn mình!

Doanhnhanvietuc – Dù năm 2017 đầy biến động với nhiều làn gió ngược đến từ việc Mỹ rút khỏi TPP, Brexit… nhưng hầu hết giới chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất ấn tượng trước những thành quả của Việt Nam năm 2017; đồng thời tin tưởng vào triển vọng năm 2018. Nền kinh tế thị trường thành công Trong bài viết trên tờ Manila Bulletin (Philippines) ngày 28-11-2017 với tiêu đề “Việt… Continue readingViệt Nam: “Con hổ” kinh tế đang vươn mình!

Vietjet, Vinamilk, Vietnam Airline, VietcomBank…lọt Top 1000 thương hiệu hàng đầu Châu Á

Doanhnhanvietuc – Trong Top 1000, các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp 11 thương hiệu trong đó có những cái tên quen thuộc như Vietjet, Vinamilk, Vietnam Airline, VietcomBank, Viettel… Tạp chí Campaign Asia Pacific của Singapore vừa công bố danh sách Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á dựa trên một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng độc quyền từ Nielsen. Khảo sát Top 1000… Continue readingVietjet, Vinamilk, Vietnam Airline, VietcomBank…lọt Top 1000 thương hiệu hàng đầu Châu Á

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm