TPP-11 có tên mới – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vẫn chờ Mỹ quay lại đàm phán

Sunday, 12/11/2017, 02:16 AM

Doanhnhanvietuc – Trưa 11/11, Việt Nam và Nhật Bản tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán TPP tại thành phố Đà Nẵng, Chủ trì họp báo là Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

TPP-11 có tên mới - Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vẫn chờ Mỹ quay lại đàm phán

Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, bên lề tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, các Bộ trưởng kinh tế của 11 nền kinh tế APEC đã họp từ 8/11 nhằm sớm đưa đến một thỏa thuận chung về tương lai TPP. Sau cuộc họp các Bộ trưởng tại Hà Nội, các nền kinh tế TPP-11 lần lượt tổ chức làm việc ở cấp Trưởng đoàn đàm phán và thống nhất được nhiều nội dung quan trọng.

Trên cơ sở 4 vòng đàm phán đó, các Bộ trưởng ở Đà Nẵng đã thống nhất về Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).

CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ (có 20 điều khoản tạm hoãn thực thi). CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước. Các Bộ trưởng giao cho các Trưởng đoàn đàm phán giải quyết những vướng vắc chưa đạt được.

Sau khi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh phát biểu, người đồng cấp Nhật Bản – ôngToshimitsu Motegi bổ sung: Các đoàn đàm phán đã thảo luận hết sức kỹ lưỡng để đi tới một mục tiêu chung là phải có TPP-11 nhằm kêu gọi Mỹ quay trở lại đàm phán.

Ngày 9/11, các nền kinh tế thành viên tổ chức cuộc họp bộ trưởng, và đạt được thỏa thuận về các biện pháp và các điều khoản tạm hoãn. Ngày 10/11, các bộ trưởng họp lại, tái khẳng định bản chất thỏa thuận, xây dựng nên bộ quy tắc TPP. Mỗi Bộ trưởng sẽ báo cáo cho lãnh đạo các nền kinh tế để tóm tắt về bản chất thỏa thuận, nhằm đạt được một thỏa thuận cho TPP mới.

CPTPP có Điều số 12 nêu danh sách những điều khoản tạm hoãn, chưa được áp dụng. Nó sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi tối thiểu 6 nước ký kết. Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản chia sẻ: “Chúng tôi có những tranh cãi gay gắt nhưng ở Đà Nẵng lần này, thông qua tính xây dựng của các bên, đàm phán đã thành công. Tôi gửi lời cảm ơn các trưởng đoàn đàn phán vì nỗ lực của họ. TPP có 8.000 trang tài liệu mà chỉ có 20 điều khoản tạm hoãn. CPTPP nỗ lực đảm bảo chất lượng như TPP. Nhiều nước đề xuất tạm hoãn nên nếu đi sâu thì đàm phán sẽ đổ vỡ nên các nước trình lên hạn chế”.

ÔngToshimitsu Motegi cũng bình luận thêm là: “Việc đạt được thỏa thuận này sẽ tác động mạnh tới Mỹ và các nước khác”.

Theo nội dung bản dự thảo tuyên bố cuối cùng mà Reuter có được, 11 quốc gia đã cam kết “các yếu tố cốt lõi” của một thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm để TPP-11 trở thành hiện thực. Phía CBC dẫn lời một đại diện của đoàn đàm phán Canada xác nhận điều này sau chuỗi ngày đàm phán căng thẳng ở Đà Nẵng, Việt Nam. Tuy nhiên, lúc 11h ngày 11/11, phía Việt Nam và Nhật Bản tổ chức một cuộc họp báo chung để nói về quá trình đàm phán và những kết quả đạt được.

TPP-11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên sau khi Mỹ rút lui vào đầu năm nay – thời điểm Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khởi TPP. Từ cuối tháng 5, đại diện 11 nước còn lại đã bắt đầu tiến hành đàm phán để thúc đẩy thỏa thuận. Trước đó, TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.

Tại APEC 2017, cuộc họp về TPP cấp Bộ trưởng không nằm trong chương trình chính thức nhưng được đánh giá là cực kỳ quan trọng tới tương lai của Hiệp định này. Vào tối 9/11, sau khi kết thúc cuộc họp, một số Bộ trưởng bước ra khỏi phòng và tiết lộ về một thỏa thuận nguyên tắc. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ trưởng Thương mại Canada François-P Champagne viết trên Twitter: “Dù có các tin tức TPP-11 đã đạt được đồng thuận về nguyên tắc, thực tế là chưa có thỏa thuận nào”.

Gần cuối giờ chiều 10/11, thời điểm dự kiến tổ chức họp báo về TPP-11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau không có mặt và đàm phán TPP bị hoãn. Thủ tướng Newzeland lúc đó cho biết là Canada rút khỏi đàm phán. Tuy nhiên, trong tối muộn ngày 10/11, đại diện Canada quay trở lại bàn đàm phán.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng khen ngợi Bộ Công thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Tổ công tác truyền đạt lời của Thủ tướng khen ngợi Bộ Công thương đã cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, vì việc này tích cực hơn mong đợi của Thủ tướng. Bộ trưởng Bộ Công thương vừa ra quyết định cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh Ngày 22/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Công Thương về kiểm tra chuyên… Continue readingThủ tướng khen ngợi Bộ Công thương cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh

Sản xuất thép có dấu hiệu phục hồi

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất thép trong tháng 10 và 10 tháng qua tăng trưởng dương do tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dài và phôi thép. Trong tháng 10, sản xuất thép tiếp tục tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ. (Ảnh: Internet) Trong tháng 10/2016, sản xuất sắt thép thô ước đạt 468,1 nghìn tấn, tăng 26,5%… Continue readingSản xuất thép có dấu hiệu phục hồi

Tại sao đại diện của Bộ Công thương bị “rớt” khỏi danh sách ứng viên HĐQT của Sabeco?

Chủ trương Nhà nước là thoái toàn bộ vốn khỏi Sabeco, vì vậy, câu chuyện người đại diện vốn Nhà nước trong HĐQT về mặt lâu dài là điều không cần thiết, theo ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM). Tờ trình ĐHCĐ thường niên 2018 của Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB) đã gây ra sự chú ý… Continue readingTại sao đại diện của Bộ Công thương bị “rớt” khỏi danh sách ứng viên HĐQT của Sabeco?

Bộ trưởng Công Thương: Có thể cho phá sản dự án thua lỗ nghìn tỷ

Nhìn nhận một số dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ không còn hiệu quả kinh tế, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, có thể xem xét bán hoặc cho phá sản số dự án này. Ngày 15/11, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội. Phiên chất vấn buổi sáng… Continue readingBộ trưởng Công Thương: Có thể cho phá sản dự án thua lỗ nghìn tỷ

Nhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký văn bản thống nhất chủ trương cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) và Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo chỉ đạo của Thủ tướng, giai đoạn từ này đến năm 2018, các tổng công ty phát điện vẫn trực thuộc các Tập đoàn nói trên và do… Continue readingNhà nước vẫn nắm chi phối doanh nghiệp phát điện đến 2018

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm