Bức ảnh chứng minh Alibaba đang ‘mua cả thế giới’

Thursday, 15/12/2016, 09:09 AM

Từ Trung Quốc tới Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Alibaba đang vung tiền ‘mua cả thế giới’.

Bức ảnh chứng minh Alibaba đang ‘mua cả thế giới’

Alibaba đang ngày càng phát triển hướng tới mục tiêu thống trị ngành thương mại điện tử Trung Quốc. Để hoàn thành tham vọng này, ngoài việc sớm phát triển nền tảng công nghệ của riêng mình Alibaba còn mở thêm nhiều dịch vụ giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn.

Hiện tại, Alibaba đang tích cực thực hiện những thương vụ mua lại để hoàn thiện hệ sinh thái của họ. Cụ thể, họ thâu tóm các nhà sản xuất nội dung tin tức và video, các dịch vụ offline và các công ty trên toàn cầu với mục tiêu đánh chiếm thị trường thương mại điện tử bên ngoài Trung Quốc.

Trong bối cảnh năm 2016 gần kết thúc, dưới đây là những thương vụ đáng kể Alibabađã thực hiện để hoàn thành tham vọng “thống trị thế giới” của mình:

Giá trị các thương vụ mua lại của Alibaba tính theo các quốc gia khác nhau

Lazada – Đây là thương vụ cho thấy rõ mục tiêu của Alibaba khi muốn lặp lại thành công trong thị trường thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á như đã từng làm được ở thị trường quê nhà. Với Jack Ma, mục tiêu đạt một nửa doanh thu ở thị trường bên ngoài Trung Quốc thì đây là thương vụ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Youku Tudou – Thương vụ thâu tóm công ty video trị giá khoảng 5 tỷ USD là khoản đầu tư lớn nhất của Alibaba cho tới thời điểm hiện tại. Nó là một phần trong chiến lược sản xuất nội dung, phát triển hệ sinh thái giải trí của chính họ. Trong bối cảnh những đối thủ cạnh tranh như Tencent và Baidu cũng đang đẩy mạnh mảng nội dung, thương vụ này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp các loại hình giải trí cho thị trường quê nhà sau khi Alibaba Pictures ra đời.

Didi Chuxing – Alibaba là đơn vị chống lưng cho ứng dụng gọi taxi Kuaidi – công ty sau đó đã hợp nhất với Didi tạo ra nền tảng gọi taxi lớn nhất Trung Quốc. Đây là tín hiệu cho thấy Alibaba đẩy mạnh vào dịch vụ mới bên cạnh thương mại điện tử. Tháng 8, Didi Chuxing đã đồng ý mua lại Uber Trung Quốc để chấm dứt cuộc chiến tỷ đô giữa 2 công ty này tại thị trường lớn bậc nhất thế giới.

Giá trị các khoản đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp khác nhau của Alibaba từ phần mềm, bán lẻ, dịch vụ đồ ăn, giao thông, giải trí…

Suning Commerce – Thỏa thuận mua lại nhà bán lẻ điện tử Suning Commerce là tín hiệu cho thấy Alibaba có thể sẽ mở rộng sang lĩnh vực logistic nhằm tiếp cận được với khách hàng trên khắp Trung Quốc và các thành phố khác.

Jasper Infotech – Thỏa thuận này giúp Alibaba đặt chân vào Ấn Độ – thị trường mà theo quan điểm của Jack Ma đang có tốc độ tăng trưởng rất giống Trung Quốc từ 1 thập kỷ trước.

Meizu – Alibaba xác định tạo hệ điều hành điện thoại di động YunOS của chính họ để trở thành sản phẩm thay thế cho Android và iOS của Apple tại Trung Quốc. Ngoài ra, việc đầu tư trực tiếp vào các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Meizu cũng là một cách để đạt được tham vọng này.

South China Morning Post – Việc mua tờ báo phiên bản tiếng Anh lâu đời của Hong Kong cho thấy rõ tham vọng lấn sân vào lĩnh vực truyền thông truyền thống của Alibaba.

Theo trithuctre
5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Jack Ma lo sợ thảm họa xảy ra nếu Tổng thống Trump “từ mặt” Trung Quốc

Ông Donald Trump sẽ phải làm việc với Trung Quốc nếu không muốn một thảm họa diễn ra. Đó là quan điểm của tỷ phú Jack Ma – người sáng lập và hiện giữ vị trí giám đốc điều hành tại Alibaba. Ông Ma cho rằng mối quan hệ lành mạnh và tích cực giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, vị tỷ… Continue readingJack Ma lo sợ thảm họa xảy ra nếu Tổng thống Trump “từ mặt” Trung Quốc

Hiệp hội hồ tiêu cảnh báo “chiêu trò” của thương lái Trung Quốc

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp thận trọng khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp mua bán hạt tiêu của Trung Quốc. Cách “làm giá” tuy không mới nhưng vẫn đang có dấu hiệu được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện. Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), từ cuối tháng 7 đến nay giá Hồ tiêu trong nước đang có biểu hiện lên… Continue readingHiệp hội hồ tiêu cảnh báo “chiêu trò” của thương lái Trung Quốc

“Giải cứu” lợn thịt: Bộ Nông nghiệp sang Trung Quốc đàm phán xuất khẩu

Doanhnhanvietuc – Thịt lợn xuất của Việt Nam chưa nhiều, trong khi nhu cầu của các nước ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc rất lớn. Bộ Nông nghiệp đang tích cực cử các đoàn công tác đi đàm phán xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc. Thông tin được ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra tại Hội nghị tìm giải pháp ổn định phát triển… Continue reading“Giải cứu” lợn thịt: Bộ Nông nghiệp sang Trung Quốc đàm phán xuất khẩu

Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào. Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu… Continue readingLý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

“Ván bài” khó chơi của Apple tại Trung Quốc: Đối mặt với WeChat

Doanhnhanvietuc – Có vẻ như Apple đang đặt cược nhiều hơn dự tính của mình. Apple từ lâu đã chứng minh được khả năng đàm phán thông thạo của mình tại thị trường Trung Quốc đầy thách thức, cũng như khả năng vượt trội so với các đối thủ trong việc đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng và những quy định khó lường ở thị trường này. Tuy nhiên, mới đây,… Continue reading“Ván bài” khó chơi của Apple tại Trung Quốc: Đối mặt với WeChat

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm