Lý do khiến Ngân hàng Dự trữ Australia quyết định “đóng băng” lãi suất

Sunday, 09/07/2023, 14:10 PM
Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 4/7, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA, ngân hàng trung ương) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 4,1%.

 

Thống đốc Philip Lowe phát biểu ngày 4/7, cho biết quyết định giữ nguyên lãi suất ổn định trong tháng này sẽ mang lại cho các nhà hoạch định chính sách thêm thời gian để đánh giá “thể trạng” của nền kinh tế cũng như triển vọng kinh tế cũng như các rủi ro liên quan.

 

Ông Lowe nói thêm, ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao sự phát triển của kinh tế toàn cầu, xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình và dự báo lạm phát.

Trước đó, 16 trong số 31 nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters dự đoán RBA sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, và 15 chuyên gia dự báo ngân hàng trung ương sẽ “đóng băng” lãi suất trong cuộc họp này.

Theo trang mạng abc.net.au, trong những tháng gần đây, các chuyên gia và nhà phân tích kinh tế thường xuyên đánh giá sai động thái lãi suất tiếp theo của RBA.

Nguyên nhân là bởi ngân hàng đã đưa ra một loạt thay đổi đột ngột và mạnh mẽ, ví dụ như tăng lãi suất mạnh hồi tháng Hai, sau đó tạm dừng tăng lãi suất vào tháng Tư, rồi lại tăng vọt liên tiếp vào tháng Năm và tháng Sáu. Các chuyên gia đã chỉ ra những lý do khiến RBA nên tạm ngừng tăng lãi suất:

Thứ nhất, lạm phát đang suy yếu. Toàn bộ ý tưởng đằng sau việc tăng lãi suất là “bóp nghẹt” lạm phát, đi kèm hy vọng không “bóp nghẹt” nền kinh tế. Bất chấp tất cả những tranh luận về xu hướng tăng lãi suất bắt đầu như thế nào, ai là người chịu trách nhiệm và điều gì đang thúc đẩy tăng lãi suất hiện nay, có một điều mà mọi người đều đồng ý là lạm phát đã lên đến đỉnh điểm và tốc độ tăng giá đang giảm dần.

Tỷ lệ lạm phát – nếu được tính trên cơ sở hàng năm – vẫn cao hơn nhiều so với mức “Goldilocks” của RBA từ 2-3% (một nền kinh tế Goldilocks là khi tăng trưởng không “quá nóng” dẫn đến lạm phát, cũng không “quá lạnh” đến mức tạo ra một cuộc suy thoái).

Tuy nhiên, nếu đo lường lạm phát theo một cách khác, thì một bức tranh hoàn toàn khác sẽ xuất hiện. Số liệu của Cơ quan Thống kê Australia cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng tháng đã cho thấy sự hạ nhiệt, với lạm phát tháng 5/2023 chỉ tăng 5,6%. Tính trong cả quý I/2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 7%.

Thứ hai, nền kinh tế xuất hiện những dấu hiệu suy yếu. Trong vài tháng qua, một loạt nhà bán lẻ từ Harvey Norman đến David Jones đã báo cáo doanh số bán hàng giảm một cách đáng lo ngại.

Trong khi đó, các ngân hàng lớn nhất của đất nước, từ Commonwealth cho đến Macquarie, thông báo chi tiêu chậm lại trong hệ thống thanh toán của họ. Rõ ràng, đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong lịch sử đang có tác động mạnh, và điều này đặt ra câu hỏi: Hiện có phải là lúc để “phanh gấp” không?

Thứ ba, thị trường bất động sản xuất hiện rủi ro. Trong những giai đoạn bình thường, tăng lãi suất thường khiến thị trường bất động sản tạo “đáy”.

Do người bán không muốn rao bán bất động sản của họ cho đến khi giá nhà tăng lên, và sự thiếu hụt nguồn cung đang thúc đẩy thị trường phục hồi.

Những người mua nhà với khoản vay với lãi suất cố định cực thấp giờ đây phải chuyển sang các khoản vay lãi suất thả nổi sẽ phải đối mặt với khoản trả nợ thế chấp cao hơn.

Ngay cả RBA cũng thừa nhận rằng ở mức lãi suất như hiện nay, khoảng 15% hộ gia đình Australia sẽ phải đối mặt với dòng tiền âm. Nhiều hộ gia đình trong số 880.000 hộ gia đình chuyển sang các khoản vay lãi suất thả nổi trong năm nay đang tiến gần đến cái được gọi là “vách đá thế chấp”. Nhiều người sẽ buộc phải bán nhà của họ trước khi chờ được giá nhà tăng lên.

Thứ tư, định giá bằng lạm phát. Giá điện đã tăng trở lại trong vài ngày qua nhưng không phải vì giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao. Trên thực tế, điều ngược lại đang xảy ra.

Giá than, dầu và khí đốt quốc tế đang quay trở lại mức trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Nhiều ngành công nghiệp được toàn quyền lựa chọn để biến chi phí tăng trong quá khứ thành định giá chi phí trong tương lai của họ.

Thứ năm, thiếu dư địa chính sách. Vào thời điểm này việc tăng lãi suất, với hy vọng đạt được mục tiêu lạm phát mà không làm tổn thương nền kinh tế, không còn là một lựa chọn hiệu quả. Mặc dù nhìn chung mọi người dường như được trang bị đầy đủ để đối phó với cơn bão tài chính sắp tới, nhưng rất ít người có thể chống chọi. Một nhóm tương đối lớn gồm những người Australia lớn tuổi, an toàn về tài chính với ít nợ và có khoản tiết kiệm hợp lý. Tuy nhiên, cũng có một nhóm khá đông có thể thấy họ bị buộc phải bán nhà để trang trải những khoản nợ.

Với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và chi tiêu hộ gia đình thu hẹp, đây là những dấu hiệu đáng ngại cho nền kinh tế Australia./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cảnh báo làn sóng dịch mới khi số ca mắc COVID-19 tại Australia gia tăng

Australia ngày 4/11 thông báo số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận hằng tuần tại nước này tăng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN Trong cập nhật số liệu COVID-19, Bộ y tế Australia cho biết trong tuần qua, trung bình mỗi ngày có 5.300 ca mắc mới ghi nhận trên cả nước. Con số này tăng so với 4.891 ca/ngày trung bình trong… Continue readingCảnh báo làn sóng dịch mới khi số ca mắc COVID-19 tại Australia gia tăng

Việt Nam tin tưởng vào chương mới trong quan hệ với Australia

Doanhnhanvietuc – Việt Nam thể hiện niềm tin vào một chương mới trong quan hệ với Australia nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ảnh: Chinhphu.vn Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện mừng tới Toàn quyền Australia Peter Cosgrove, Thủ tướng Australia… Continue readingViệt Nam tin tưởng vào chương mới trong quan hệ với Australia

Chương mới về hợp tác thông tin và truyền thông giữa Việt Nam – Australia

Việt Nam và Australia sẽ thiết lập các cơ chế hợp tác chính thức, thường xuyên để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xây dựng thể chế chính sách nhằm tăng tốc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, quản lý mạng xã hội và xử lý tin giả. Ngày 2/8, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Australia, Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Hạ… Continue readingChương mới về hợp tác thông tin và truyền thông giữa Việt Nam – Australia

Lạm phát của Australia giảm nhẹ trong tháng 10/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, lạm phát của Australia trong tháng 10/2022 đã có sự giảm nhẹ so với tháng trước đó, mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường và nền kinh tế. Người dân mua sắm tại một chợ ở Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN Số liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 30/11 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng trước đạt 6,9%, thấp… Continue readingLạm phát của Australia giảm nhẹ trong tháng 10/2022

Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp tại Australia

Doanhnhanvietuc – Vừa qua, tại thành phố Melbourne,đoàn công tác tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Australia. Chủ trì Hội thảo gồm: ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Trần Bá Phúc, chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA).… Continue readingĐắk Lắk tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp tại Australia

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm