Ba ngày kín đến từng phút của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos 2017

Monday, 23/01/2017, 03:57 AM

Đây là chuyến tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cũng là chuyến đi để lại nhiều dấu ấn và thành công đặc biệt cho Việt Nam tại Diễn đàn này.

Ba ngày kín đến từng phút của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có 3 ngày làm việc kín đến từng phút tại Davos với 40 hoạt động nối tiếp nhau. Trong đó, Thủ tướng phát biểu tại 5 phiên thảo luận về các vấn đề toàn cầu, khu vực; tiến hành gặp gỡ cấp cao; tham dự 22 cuộc tiếp xúc song phương, 2 cuộc đối thoại với các CEO, lãnh đạo các tập đoàn lớn thuộc WEF. Đây là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam năm 2017.

Điểm đặc biệt nhỏ về công tác truyền thông: Những thông tin, sự kiện về hoạt động của Thủ tướng tại WEF đều được cập nhật rất nhanh trên fanpage chính thức của Chính phủ, tạo ra độ lan toả mạnh.

Phát biểu tại các phiên họp và đối thoại, truyền đi thông điệp một Việt Nam đầy triển vọng và cải cách mạnh mẽ

Tại Diễn đàn Hội nghị WEF năm nay với chủ đề “Lãnh đạo trách nhiệm và hành động”, Thủ tướng đã phát biểu các nước cần hành động có trách nhiệm đối với duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và khu vực; đánh giá cao vai trò của các tổ chức đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc, ASEAN trong việc thúc đẩy các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Ba ngày kín đến từng phút của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos 2017 - Ảnh 1.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Việt Nam đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tranh thủ cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tại phiên toàn thể về vai trò ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật các thành tựu trên chặng đường 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, đánh giá cao nguyên tắc đồng thuận và “Phương cách ASEAN” tạo nên bản sắc của ASEAN; cho rằng các nước thành viên cần hợp tác chặt chẽ thực hiện hiệu quả lộ trình Tầm nhìn 2025 của Cộng đồng Kinh tế ASEAN phát huy hợp tác nội khối, khai thác tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác nhằm tạo cơ hội thu hút đầu tư, thương mại vào khu vực; tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế khu vực do ASEAN dẫn dắt về bảo đảm an ninh, gìn giữ hòa bình, hợp tác.

Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam đóng góp quan trọng và có trách nhiệm vào củng cố đoàn kết và đồng thuận ASEAN, nỗ lực cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.

Đưa Việt Nam là nước đối tác đầu tiên của WEF

Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, với quy mô GDP hơn 200 tỷ USD có tới hơn 60% dân cư trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng đã trở thành quốc gia đầu tiên trên bắt tay với Diễn đàn kinh tế thế giới để thỏa thuận những bước đi đầu tiên chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thành công này của phái đoàn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở ra một cơ hội mới cho Việt Nam trước nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – một cuộc cách mạng được dự báo sẽ có lợi nhiều cho những nước giàu và tầng lớp giàu hơn là những nước nghèo và người nghèo.

Theo đó, WEF sẽ hỗ trợ Việt Nam kết nối với mạng lưới các doanh nghiệp và chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của WEF; phối hợp với Việt Nam nghiên cứu và tư vấn chính sách trong những lĩnh vực Việt Nam quan tâm như tái cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, năng suất, năng lực cạnh tranh quốc gia, biến đổi khí hậu…; nâng cao năng lực thông qua nhận cán bộ Việt Nam thực tập tại các cơ quan, tổ chức của WEF. Việt Nam là nước đầu tiên WEF ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình PPP và mong muốn đây là một “mẫu hình” để triển khai với các nước khác.

Ba ngày kín đến từng phút của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos 2017 - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với Chủ tịch WEF Klaus Schwab tham gia Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và WEF (Ảnh: TTXVN)

Đối thoại với 40 lãnh đạo tập đoàn lớn nhất thế giới

Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng đã gặp gỡ lãnh đạo chủ chốt của 40 tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn thuộc Top 500 tập đoàn lớn nhất thế giới về tài chính và công nghệ như Microsoft, Facebook, Alphabet (Google), Qualcom, Standard Chartered, Prudential, Alibaba, Mitsubishi, UPS, Carlyle, Swiss Re… và có 2 cuộc đối thoại chuyên đề với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và tài chính, trực tiếp giải đáp nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.

Ba ngày kín đến từng phút của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos 2017 - Ảnh 3.

Thủ tướng đề nghị Jack Ma chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp tại Việt Nam (ảnh: TTXVN)

Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn nước ngoài đến với Việt Nam cùng hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích và cùng thịnh vượng như bày tỏ mong muốn Tập đoàn Prudential (Anh) mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, triển khai nhiều chương trình, dự án, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm, dịch vụ tài chính ở Việt Nam; ủng hộ Tập đoàn Alphabet-Google (Mỹ) mở văn phòng ở Việt Nam và đề nghị Google hợp tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp, đào tạo nhân lực; đề nghị Tập đoàn Qualcomm tiếp tục mở rộng ứng dụng mạng 4G và 5G ở Việt Nam; đề nghị Swiss Re chia sẻ kinh nghiệm và triển khai thêm các chương trình, dự án hợp tác thiết thực với Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nông nghiệp, nông dân…

Các tập đoàn đều đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, hoan nghênh nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, cam kết hoạt động lâu dài tại Việt Nam cũng như mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và nhu cầu như công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao…

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Sau Nhật Bản, New Zealand chính thức thông qua hiệp định TPP

Ngày 11/5, Chính phủ của Thủ tướng New Zealand Bill English​ đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Như vậy, sau Nhật Bản, New Zealand đã trở thành quốc gia thứ 2 trong số 12 nước tham gia ký kết phê chuẩn văn kiện này. Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay đã hoan nghênh quyết định trên, nhấn mạnh hiệp định TPP… Continue readingSau Nhật Bản, New Zealand chính thức thông qua hiệp định TPP

Nắm trong tay “át chủ bài” riêng , VinGroup, Novaland, FLC, SunGroup sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS 2017?

VinGroup, Novaland, FLC, SunGroup đều là các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu trên thị trường nhưng mỗi doanh nghiệp lại có một hướng đi riêng. Từ trái sang: ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup, ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch/Tổng giám đốc Novaland, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC, ông Lê Viết Lam – Chủ tịch Sun Group, VinGroup – Ông lớn BĐS, tham gia mọi phân khúc… Continue readingNắm trong tay “át chủ bài” riêng , VinGroup, Novaland, FLC, SunGroup sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường BĐS 2017?

Thủ tướng: An Giang phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ

– Chiều 17/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang về tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: An Giang là một tỉnh lớn của đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển, với 2 thế mạnh rõ nét là nông nghiệp và dịch vụ, du lịch – Ảnh:… Continue readingThủ tướng: An Giang phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ

Thủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Doanhnhanvietuc – Đây là một phần trong chỉ đạo tại Nghị quyết số 106/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký mới đây.   Nghị quyết này được ban hành thể hiện yêu cầu của Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Theo đó, phấn đầu hoàn thành… Continue readingThủ tướng: Yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tín dụng

Có hay không TPP, Việt Nam vẫn cải cách môi trường kinh doanh

Với những tuyên bố khẳng định không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc ông Donald Trump vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ là dấu chấm hết cho hiệp định này. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng việc TPP có được tiếp tục hay không còn phải chờ diễn biến về sau vì có thể cộng… Continue readingCó hay không TPP, Việt Nam vẫn cải cách môi trường kinh doanh

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm