Đặt mục tiêu cao cho năm tài chính 2017, OCB đã có những chuẩn bị gì?

Friday, 21/04/2017, 11:42 AM

Doanhnhanvietuc – Năm 2016 là năm thành công của Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) khi các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch. Tỷ lệ chia cổ tức 10% thuộc 1 trong 2 Ngân hàng TM dẫn đầu tại TP.HCM theo khẳng định của đại diện NHNN. Đây là nền tảng trong hành trình OCB đến gần những chuẩn mực quốc tế và trở thành Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Hoàn thiện nền tảng ổn định

Ngày 19/4, OCB đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2017. Một trong những điểm đáng chú ý là tỷ lệ chia cổ tức OCB năm nay là 10% (5% chi trả bằng tiền mặt và 5% bằng cổ phiếu), tăng đáng kể so với 4,5% bằng tiền mặt năm ngoái. Điều này, phần nào phản ánh được sự “trưởng thành” vượt bậc của OCB sau giai đoạn tái cơ cấu thành công (từ 2011-2015).

Năm 2016, các chỉ tiêu kinh doanh đều vượt kế hoạch, cụ thể: tổng huy động thị trường đạt hơn 57,7 ngàn tỷ đồng, trong đó, huy động thị trường 1 đạt hơn 46 ngàn tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ; dư nợ tín dụng đạt hơn 39,6 ngàn tỷ đồng, tăng 35%. Tín dụng tăng trưởng mạnh giúp cơ cấu tài sản của OCB dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có mức sinh lời cao (bao gồm dư nợ tín dụng thị trường 1 và hoạt động đầu tư trái phiếu) trên tổng tài sản của OCB, đạt 84%, tăng 4% so với năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu có sự cải thiện, giảm xuống còn 1,51%. Lợi nhuận trước thuế đạt 484 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 63,8 ngàn tỷ đồng, tăng 29,1% so với 2015; chất lượng tài sản tốt; vốn đều lệ tăng 12,8%, đạt hơn 4.000 tỷ đồng; số lượng khách hàng tăng hơn 28%, tỷ suất sinh lời ROE thuộc Top 10 Ngân hàng dẫn đầu với 9,8%. Đây là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất toàn thị trường và là mức tốt nhất của OCB trong giai đoạn 2011-2015.

Thành công của OCB không chỉ thể hiện qua những con số, mới đây, lần đầu tiên, một trong 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đạt mức B2, mức cao trong các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam, chỉ dưới một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia B1 của Việt Nam. Đồng thời, OCB cũng vừa được được Vietnam Report xếp hạng thứ 9 trong top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng trong ngành tài chính ngân hàng.

Hàng loạt thành công trong năm 2016 đã đánh dấu nỗ lực của OCB trong việc xây dựng nền tảng vững chắc, tạo đà cho kế hoạch tăng tốc trong những năm tiếp theo.

Tăng tốc và bứt phá

Với đà phát triển từ năm 2016, giai đoạn 2017-2020, OCB đặt mục tiêu quy mô tăng trung bình 30 – 40%/năm. Cụ thể, trong năm 2017, OCB sẽ tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ, lãi trước thuế đạt 780 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2016. ROE và ROA lần lượt là 14,4% và 0,8%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 33% lên hơn 85 ngàn tỷ đồng; tổng dư nợ thị trường 1 tăng 14% lên hơn 44,2 ngàn tỷ đồng. Tổng huy động tăng 34% lên 77,5 ngàn tỷ đồng, trong đó huy động thị trường 1 hơn 66,5 ngàn tỷ đồng (tăng 44%).

Chủ tịch Hội Đồng Quản trị OCB, Ông Trịnh Văn Tuấn cho biết: “OCB đã là một ngân hàng tốt với tốc độ tăng trưởng cao, tỷ suất lợi nhuận tốt ~10%, chất lượng tài sản tốt với nợ xấu 1,51%; Với những hoạch định chiến lược phát triển rõ ràng, sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nền tảng cơ sở, và quyết tâm của Ban điều hành, toàn thể CBNV cùng sự ủng hộ của Quý cổ đông, đối tác; tin tưởng OCB tiếp tục duy trì vị thế thuộc Top 10 ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.

Trước đó, NHNN đã chấp thuận cho OCB thành lập Công ty chuyển tiền quốc tế hoạt động trong lĩnh vực kiều hối. Theo OCB, dịch vụ kiều hối sẽ gia tăng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng, phát triển nguồn khách hàng cá nhân, định vị dịch vụ chuyển tiền OCB tại thị trường Việt Nam và đưa thương hiệu OCB ra quốc tế.

Theo trí thức trẻ

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hồng Kông – Từ “hòn đá cằn cỗi” đến trung tâm tài chính độc nhất vô nhị của thế giới

Doanhnhanvietuc – Từ cuối thế kỷ 19, Hồng Kông đã nổi lên là trung tâm tài chính của châu Á, nơi tập trung trụ sở châu Á của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lớn. “Xứ cảng thơm” được coi là cánh cổng kết nối Trung Quốc với thế giới. Năm 1842, sau chiến tranh Nha Phiến, triều đình Nhà Thanh của Trung Quốc ký vào hiệp ước nhượng Hồng Kông cho vương quốc Anh. Ngày… Continue readingHồng Kông – Từ “hòn đá cằn cỗi” đến trung tâm tài chính độc nhất vô nhị của thế giới

Sau hàng loạt bê bối tài chính, Lotte đang nỗ lực IPO chi nhánh ở Malaysia để huy động tiền?

Doanhnhanvietuc – Được biết kế hoạch IPO của chi nhánh ở Malaysia đã bị trì hoãn từ năm ngoái. Lotte Group – tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc đang lên kế hoạch IPO chi nhánh hóa dầu tại Malaysia với hy vọng thu về 1,4 tỷ USD. Cụ thể công ty của Hàn Quốc đang tìm cách IPO chi nhánh tại Malaysia Lotte Chemical Titan vào cuối tháng này. Nếu thành công, đây sẽ là… Continue readingSau hàng loạt bê bối tài chính, Lotte đang nỗ lực IPO chi nhánh ở Malaysia để huy động tiền?

Thống đốc NHNN: Năm 2017, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng là rất nặng nề

NHNN dự kiến, năm 2017 điều hành lãi suất linh hoạt, bám sát các cân đối vĩ mô, tiền tệ; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất trung, dài hạn; kiểm soát quy mô tín dụng hợp lý bảo đảm an toàn, hiệu quả, tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn; tập trung tín dụng cho những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ… 2016 – một năm ổn định Năm… Continue readingThống đốc NHNN: Năm 2017, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành ngân hàng là rất nặng nề

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Lợi nhuận ở mức khiêm tốn vì sao ANZ lại trả lương khủng đến 70 triệu đồng/tháng?

Doanhnhanvietuc – Không đẩy mạnh cho vay, không có mạng lưới hoạt động rộng khắp, không lãi nhiều như các ngân hàng Việt, tại sao ANZ Việt Nam lại trả lương cho nhân viên cao chót vót? Theo thông tin của Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam, thu nhập bình quân của nhân viên ngân hàng ANZ trong năm 2016 lên tới 70 triệu đồng. Đây là con số kỷ lục nhất từ trước… Continue readingLợi nhuận ở mức khiêm tốn vì sao ANZ lại trả lương khủng đến 70 triệu đồng/tháng?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm