Techcombank và VPBank: Cuộc đua mới chỉ bắt đầu

Sunday, 23/04/2017, 17:30 PM

Doanhnhanvietuc – Tổng tài sản của VPBank vào cuối năm 2012 ở mức 102 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 57% của Techcombank. Trải qua 5 năm phát triển thì hiện tại Techcombank lại đang có phần “lép vế” trước đối thủ của mình. Dường như hai ngân hàng này đang thiết lập một cuộc đua song mã trong nhóm NHTM cổ phần tư nhân.

Năm 2016 được xem là một năm thành công của ngành ngân hàng, sau giai đoạn đẩy mạnh tái cơ cấu bộ máy hoạt động cũng như xử lý nợ xấu kéo dài từ năm 2012 đến nay. Hoạt động của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư chứng khoán. Nhiều ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lợi nhuận trước thuế ấn tượng trong năm 2016. Đáng chú ý là lợi nhuận của Techcombank tăng 96% so với năm 2015, VPBank ghi nhận mức tăng 59% hay Vietcombank tăng trưởng 25%…

Hai đối thủ nhiều duyên nợ

Tính chung cho cả giai đoạn 2012-2016, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) tổng tài sản của VPBank ở mức 22%, thì con số này của Techcombank chỉ ở mức 7%. Còn nếu xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh thì tăng trưởng lợi nhuận bình quân của VPBank và Techcombank trong giai đoạn 2012-2016 lần lượt ở mức 55% và 41%.

Tuy nhiên nếu quay lại thời điểm năm 2012, trong khi Techcombank đã khẳng định thương hiệu và vị trí trên thị trường thì VPBank vẫn chỉ là một ngân hàng nhỏ. Tổng tài sản của VPBank vào cuối năm 2012 ở mức 102 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 57% của Techcombank. Mặc dù vậy, trải qua 5 năm phát triển thì hiện tại Techcombank lại đang có phần “lép vế” trước đối thủ của mình. Dường như hai ngân hàng này đang thiết lập một cuộc đua song mã trong nhóm NHTM cổ phần tư nhân.

Đâu là chìa khóa sự phát triển mạnh mẽ của VPBank trong những năm gần đây? Trong giới ngân hàng thì có lẽ ai cũng hiểu và có thể trả lời được câu hỏi trên. Nhân viên của hai nhà băng này có rất nhiều mối lương duyên. Do khá tương đương về mặt cơ cấu tổ chức hoạt động nên rất nhiều nhân viên đã chuyển qua, chuyển lại làm việc hai giữa 2 ngân hàng này. Tuy nhiên, người đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc của VPBank hiện nay không ai khác chính là cựu CEO của Techcombank, người đã có 12 năm làm việc tại nhà băng này trước khi chuyển sang điều hành VPBank từ năm 2012. Trong khi ông Nguyễn Đức Vinh đã chèo lái VPBank trong suốt 5 năm liên tiếp, thì Techcombank đã có 3 lần thay đổi CEO trong thời gian đó.

Và cuộc đua có lẽ mới chỉ bắt đầu

Trước đây, khi nói đến nhóm các NHTMCP tư nhân thì người ta nói nhiều đến các ngân hàng như ACB, Sacombank hay Eximbank. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại các ngân hàng này vẫn còn đang đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ, cuộc đua bây giờ có lẽ sẽ chỉ là của riêng Techcombank và VPBank.

Ngày 10/4 vừa qua, VPBank đã tiến hành Đại hội cổ đông thường niên năm 2017, theo đó, ngân hàng này đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên tới 36% so với năm 2016, tương với với mức 6.800 tỷ đồng. Ngày 15/4, đến lượt Techcombank tổ chức Đại hội cổ đông thường niên cho năm 2017, ngân hàng này vừa đưa ra mục tiêu đạt 5.020 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 26% so với năm 2016. Mặc dù có sự khác biệt ít nhiều về con số nhưng rõ ràng hai ngân hàng này đều hướng đến cùng một mục tiêu là trở thành ngân hàng tư nhân số một ở Việt Nam trong tương lai.

Nếu như VPBank lấy mảng cho vay tiêu dùng với thương hiệu FECredit làm động lực chính cho sự phát triển thì Techcombank lại tập trung đẩy mạnh mảng cho vay mua nhà, dựa trên quan hệ chiến lược với các tập đoàn bất động sản lớn trong nước.

Chưa rõ ai sẽ là người về đích trước trong cuộc đua này sau 5 năm hay 10 năm nữa, nhưng được lợi nhất chính là người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với các nguồn vốn cùng với các giải pháp tài chính toàn diện từ các ngân hàng như vậy.

Theo Trí thức trẻ

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đâu mới thực sự là lý do khiến hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam?

Doanhnhanvietuc – Việc hàng loạt các ngân hàng nước ngoài muốn rút vốn khỏi ngân hàng Việt sau một thời gian hợp tác có là tín hiệu tiêu cực về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam? Trong thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đã có động thái thu hẹp hoạt động, hoặc rút vốn khỏi một ngân hàng nội. Có ý… Continue readingĐâu mới thực sự là lý do khiến hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam?

Lợi nhuận PGBank sụt giảm, lỗi tại VietinBank?

Doanhnhanvietuc – Cổ đông PGBank yêu cầu lãnh đạo ngân hàng này phải có thái độ dứt khoát với VietinBank và Ngân hàng Nhà nước về việc có sáp nhập hai ngân hàng này hay không. Tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), lãnh đạo ngân hàng cho hay: Kết quả kinh doanh năm qua chưa đạt kế hoạch đề ra là do việc sáp nhập với VietinBank… Continue readingLợi nhuận PGBank sụt giảm, lỗi tại VietinBank?

Techcombank tăng thu nhập trung bình cho mỗi nhân viên thêm 4 triệu lên 25 triệu đồng/tháng

So với cùng kỳ, Techcombank (ngân hàng mẹ) đã tăng thu nhập trung bình cho mỗi cán bộ, nhân viên thêm 4 triệu đồng/tháng. Theo BCTC hợp nhất của Techcombank, tính đến thời điểm 30/6/2017, ngân hàng và các công ty con có trên 8 nghìn người, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, Techcombank cũng công bố chi tiết lương trung bình của mỗi cán bộ, nhân viên là 18 triệu… Continue readingTechcombank tăng thu nhập trung bình cho mỗi nhân viên thêm 4 triệu lên 25 triệu đồng/tháng

Techcombank quyết tâm “cắt duyên” với Vietnam Airlines

Sau khi bán được 3,8 triệu cổ phiếu HVN, Techcombank ngay lập tức đăng ký bán toàn bộ 21 triệu cổ phiếu còn lại. Liên tục đăng ký bán ra thời gian cổ phiếu HVN gần đây, Techcombank vừa phát ra thông báo đã bán thành công 3,8 triệu cổ phiếu Việt Nam Airlines trong khoảng thời gian 14/2 đến 17/2/2017. Biến động HVN kể từ ngày lên UpCOM Sau giao dịch này, Techcombank còn… Continue readingTechcombank quyết tâm “cắt duyên” với Vietnam Airlines

Hành trình tạo dấu ấn riêng, Ngân hàng lột xác ngoạn mục

Doanhnhanvietuc – Chọn một con đường riêng để phát triển và tạo được dấu ấn trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã chọn cho mình hướng đi thận trọng, tập trung vào nội lực để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài, khẳng định lộ trình từ Ngân hàng Tốt đến Ngân hàng lớn mạnh. Bứt phá thành công từ nền tảng vững chắc Trong giai đoạn 2011-2015,… Continue readingHành trình tạo dấu ấn riêng, Ngân hàng lột xác ngoạn mục

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm