Ô tô theo vốn, công nghệ Trung Quốc tăng nhập khẩu trở lại Việt Nam

Sunday, 14/05/2017, 15:01 PM

Doanhnhanvietuc – Nhập khẩu ô tô Trung Quốc bất ngờ tăng vọt trở lại sau thời gian dài trầm lắng, chỉ riêng tháng 4/2017, cả nước nhập hơn 1.000 xe, tăng hơn 143% so với tháng 3/2017.

Theo một số doanh nghiệp (DN) chuyên nhập khẩu và phân phối xe Trung Quốc, chủng loại xe chủ yếu là xe tải đạt hơn 90%, xe du lịch chỉ chiếm số lượng hơn 6%, còn lại là xe chuyên dụng khác. Thời điểm này các dòng xe tải Trung Quốc được nhập về Việt Nam chủ yếu là dòng xe đã đặt trước cho các dự án có liên quan đến nhà đầu tư Trung Quốc như: vận tải chuyên chở, khai khoáng, bốc dỡ của các DN Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam.

Xe nhập theo dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp

Trên thực tế, lượng hàng hóa và phương tiện Trung Quốc nhập vào Việt Nam có liên quan đến số vốn đầu tư của các DN Trung Quốc tại Việt Nam. Theo Cục đầu tư nước ngoài, 4 tháng đầu năm, lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của các DN, nhà đầu tư Trung Quốc đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 530 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng vốn đạt trên 140%.

Xe Trung Quốc bắt đầu tăng nhập trở lại (ảnh minh hoạ)

Đáng nói, mức tăng mạnh đến từ số vốn góp mua cổ phần, cổ phiếu của DN Việt từ các đối tác Trung Quốc. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2016, số vốn mà nhà đầu tư Trung Quốc bỏ ra mua cổ phần DN chỉ là 21 dự án góp mua cổ phần thì nay, con số đó đã lên hơn 256 dự án. Con số này cao hơn nhiều các đối tác Nhật Bản, Singapore và Hoa Kỳ, chỉ đứng sau đối tác lớn nhất của Việt Nam là Hàn Quốc.

Về số vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm, Bộ KH&ĐT cho biết, cả nước có 734 dự án FDI mới, tổng vốn là 4,9 tỷ USD, trong đó có 345 lượt dự án tăng vốn, đạt 4,36 tỷ USD, tăng 241,8 %; 1.687 lượt dự án góp vốn, mua cổ phần với giá trị là 1,35 tỷ USD, tăng 106,8% so với cùng kỳ 2016. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo ghi nhận của Tổng cục Hải quan, tại thời điểm tháng 4/2017, lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 1.065 chiếc, tăng 143% so với tháng 3/2017 và tháng có số lượng xe nhập tăng mạnh nhất kể từ thời điểm tháng 1/2016, khi xe tải Trung Quốc bắt đầu giảm lượng nhập về Việt Nam.

Thực tế, ngoài thị trường, xe tải Trung Quốc đang bị cạnh tranh toàn diện bởi các dòng xe tải liên doanh và nhập khẩu. Cụ thể, trong nước, các liên doanh như Thaco, Vinaxuki, đã sản xuất và nội địa hóa được nhiều dòng xe tải hạng nhẹ, cạnh tranh được cả về giá và chất lượng so với xe tải Trung Quốc.

Ở phân khúc xe tải hạng nặng, sau nhiều năm “thống lĩnh” vì sự đa dụng và giá rẻ, xe tải Trung Quốc bắt đầu thất thế tại Việt Nam từ năm 2015 so với các dòng xe tải siêu trường, siêu trọng, xe đầu kéo được nhập khẩu nguyên chiếc từ Hàn Quốc, xe chuyên dụng từ Nhật Bản và xe của Nga, Đức… Dù có mức giá đắt, nhưng nhiều DN đã chú trọng đầu tư hơn thay vì bỏ tiền mua xe Trung Quốc, giá rẻ nhưng thời gian khấu hao ngắn, mất giá nhanh.

Không còn độc chiếm thị trường

Nếu tháng 4/2016, lượng nhập xe tải Trung Quốc về Việt Nam vẫn còn gần 2.000 chiếc xe/tháng, thì từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017 con số đã giảm chỉ còn 50% hoặc bằng 1/3.

Kinh doanh xe ô tô Trung Quốc hiện đã không còn lợi nhuận so với trước kia. Đó là nguyên nhân khiến các DN giảm lượng nhập khẩu so với 2 năm trước bởi xe tải Trung Quốc hiện phần lớn được thay bằng các dòng xe tải liên doanh hoặc xe nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga…

Theo tìm hiểu của PV Dân Trí, 2 năm trước, các dòng xe tải ben hạng nặng và xe đầu kéo Trung Quốc như Howo, Dongfeng, Shacman… ồ ạt đổ bộ vào Việt Nam và loại xe này độc chiếm thị trường xe tải hạng nặng, hạng vừa của Việt Nam. Tuy nhiên, do chất lượng thấp nên chỉ sử dụng một thời gian xe tải Trung Quốc khấu hao nhanh đã khiến nhiều DN lỗ nặng. Nếu DN dự án nào bỏ tiền mua xe tải bổ sung vào chi phí đầu vào thì chỉ 1 – 2 năm xe sẽ hết khấu hao và chi phí dự án sẽ tăng cao.

Trong khi đó, sau khi để xe Trung Quốc làm mưa, làm gió trong vòng 5 năm, các liên doanh và nhà nhập khẩu xe tải trong nước đã nhận thấy nhu cầu của thị trường. Khá nhiều liên doanh xe trong nước tập trung đưa ra nhiều mẫu xe tải như Thaco, Kia, Hyundai, Vinaxuki.

Ở phân khúc xe tải hạng siêu trường, siêu trọng, hiện DN, người tiêu dùng không còn “ham rẻ” mà chấp nhận mua các dòng xe Trung Quốc. Nhiều DN đã chuyển sang mua xe của Hàn, Nhật và Đức, dù giá đắt gấp 2 thậm chí 3 lần xe Trung Quốc nhưng xe bền, thời gian khấu hao dài khiến khả năng khai thác được nhiều năm.

Các DN nhập khẩu xe cũng tận dụng cơ chế giảm thuế để nhập nhiều loại xe tải của các nước Châu Âu, Nhật về Việt Nam như Hino (Nhật), Man (Đức), Kamaz (Nga)… được nhập về cạnh tranh quyết liệt với các loại xe tải nhập Trung Quốc.

Theo dân trí

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop

doanhnhanvietuc.com – Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Australia (từ 29/11 đến 01/12), ngày 30/11, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop (Giu-li Bi-sốp). Tham dự Hội đàm có Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Australia Gary Quinlan và các quan chức ngoại giao hai nước. >>> Xem thêm: Australia muốn hợp tác kinh tế… Continue readingBộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop

Nâng cấp khu vực thương mại tự do giữa ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Australia-New Zealand

Các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông báo và hoan nghênh việc chính thức khởi động các cuộc đàm phán nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, hai bên khẳng định các cuộc đàm phán này nhằm đảm bảo rằng ACFTA góp phần làm sâu sắc… Continue readingNâng cấp khu vực thương mại tự do giữa ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Australia-New Zealand

Việt – Lào cần hợp tác chặt chẽ để khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng

Chiều 17/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đồng chí Sonsay Siphandone, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng đồng chí Sonsay Siphandone cùng các đồng chí trong đoàn sang Việt Nam. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời hỏi thăm tới các đồng chí lãnh đạo Đảng,… Continue readingViệt – Lào cần hợp tác chặt chẽ để khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng

Máy bay “Made in China” và tham vọng cạnh tranh với Boeing, Airbus của Trung Quốc

Doanhnhanvietuc – Các hãng hàng không nội địa của Trung Quốc trước giờ vẫn là khách hàng lớn về máy bay hành khách cỡ lớn của Airbus và Boeing. Tuy nhiên, theo giới phân tích, các nhà sản xuất phương Tây không nên “mất ngủ” về những tham vọng của Trung Quốc trong thị trường này. Thứ Sáu tuần trước, chiếc máy bay chở khách 158 chỗ ngồi do Tập đoàn hàng không thương mại Trung… Continue readingMáy bay “Made in China” và tham vọng cạnh tranh với Boeing, Airbus của Trung Quốc

Nghịch lý nhập khẩu rau củ, trái cây

Doanhnhanvietuc – Mặc dù rau quả Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới ngày càng nhiều, mức tăng trưởng năm sau cao hơn nhiều so với năm trước; rau quả Việt Nam ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu rau quả năm 2016 đạt gần 2,5 tỷ USD (tăng 33,6% so với năm 2015) và trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng… Continue readingNghịch lý nhập khẩu rau củ, trái cây

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm