Không nên tập trung khai thác dầu, tài nguyên để tăng GDP mà coi đó là của để dành cho con cháu mai sau

Saturday, 10/06/2017, 13:30 PM

Doanhnhanvietuc – Sáng ngày 9/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội, thu chi ngân sách.

So với các ngày làm việc trước, thời lượng ngày họp hôm nay được kéo dài thêm 1h30 phút, đến tận 18h30 để các đại biểu và các Bộ trưởng có thêm thời gian phát biểu, chất vấn và giải trình.

Ngay đầu giờ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết đã có 80 đại biểu đăng ký phát biểu. Do số lượng đại biểu đăng ký quá tải khiến cho hệ thống kỹ thuật tại Nghị trường bị trục trặc, một số đại biểu đăng đàn sớm đã không thể phát biểu tại chỗ như mọi khi mà được mời lên gần đoàn chủ toạ

Là người đăng đàn đầu tiên, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, đoàn Hà Tĩnh đã đặt vấn đề về ngân sách. Đại biểu nhận xét Chính phủ đang gặp trục trặc về khả năng trả nợ và loay hoay với bài toán chi thường xuyên.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu đoàn Hà Nội phát biểu ngay sau đó lại phân tích sâu về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo, trong đó, có nguyên nhân từ việc đối thoại, tiếp dân của người đứng đầu địa phương chưa được thực thi đúng mức. Đại biểu đã đưa ra 6 góp ý cho Quốc hội để thực hiện tốt hơn vấn đề trên.

Đại biểu Đoàn Văn Việt của Lâm Đồng thì đưa ra nhấn mạnh vào câu chuyện nông sản với điệp khúc từ nhiều năm nay: “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” mà việc giải cứu lợn, chuối, hay hình ảnh “quả cà chua chin rục trên cây” đã được đại biểu dẫn ra.

“Sản xuất theo quy mô nhỏ tẻ, không theo quy hoạch, công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp kém, tạo ra sản phẩm giá trị thấp, lấy công làm lời…”, đại biểu nhấn mạnh khi nói về nông nghiệp Việt. Đại biểu cũng đề nghị cần có chính sách mạnh mẽ hơn để tạo chuỗi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tập trung tích tụ đất đai, quảng bá thương hiệu thành phẩm…

Nhiều vấn đề khác liên quan đến tình hình thực tiễn xã hội cũng đã được các đại biểu dẫn ra.

Mặc dù trong năm vừa qua, sự phát triển của doanh nghiệp, nhìn trên con số doanh nghiệp được thành lập rất tích cực, nhưng đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đoàn Bình Phước lại cho rằng không nên quá lạc quan. Bởi cứ 10 doanh nghiệp ra đời lại có 9 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Bên cạnh đó, nhiều nơi chính quyền chưa thực sự đồng hành với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường nhưng vẫn thường xuyên phải tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực này. Ông đưa ra ví dụ về một doanh nghiệp chế biến mủ cao su đã nhận án phạt, đóng cửa nhà máy sản xuất chỉ sau 3 tháng hoạt động vì lý do tự ý thay đổi công nghệ không đúng quy trình dù công nghệ của nhà máy này hiện đại, cao hơn tiêu chuẩn quy định. Hay một giám đốc doanh nghiệp cũng từng là đại biểu Quốc hội khóa trước than phiền rằng cũng mất khá nhiều thời gian, chi phí để tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mình.

Đại biểu cho rằng vì doanh nghiệp không thể hoạt động tốt nên nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Dẫn đến việc phải khai thác thêm vài triệu tấn dầu, khai thác tài nguyên và tăng thu từ đất để tăng GDP.

Tuy nhiên, địa biểu đề nghị không nên tập trung khai thác như vậy, bởi nên coi dầu, tài nguyên hay nguồn thu từ đất là của để dành cho con cháu mai sau.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

ADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Doanhnhanvietuc – Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 6,7% trong năm 2017 và 2018. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã thay đổi đánh giá về tăng trưởng GDP của Việt Nam. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra thông tin cập nhật dự báo phát triển kinh tế của khu vực Châu Á. Trong đó, ADB đã nâng… Continue readingADB thay đổi quan điểm, nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 lên mức 6,7%

Trung tâm dự báo KTXH thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư: Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng khoảng 4%. Mới đây, trung tâm thông tin và dự báo kinh tế- xã hội quốc gia, thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư công bố báo cáo về tình hình kinh tế Việt… Continue readingTrung tâm dự báo KTXH thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư: Tăng trưởng kinh tế năm 2017 sẽ ở mức khoảng 6,5%

Nền kinh tế Úc “nguội lạnh” trong quý I/2023

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Úc (ABS) vừa công bố, GDP của Úc trong 3 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với quý IV/2022.   Nền kinh tế Úc chậm lại trong ba tháng đầu năm do chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) – ngân hàng trung ương đã đè nặng lên chi tiêu của các hộ gia đình và hoạt động xây dựng… Continue readingNền kinh tế Úc “nguội lạnh” trong quý I/2023

Chuyên gia kinh tế: “Cải cách” là nét đẹp giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc!

Doanhnhanvietuc – Đây là nhìn nhận của chuyên gia kinh tế, TSKH. Nguyễn Thị Hiền về diễn biến thị trường giá cả năm 2017. Năm 2017 cán đích với một kết quả khả quan. Tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam đều đạt và vượt mức Quốc hội yêu cầu. Trong đó, GDP là yếu tố gây bất ngờ nhất với mức đạt 6,81%. Nguyên nhân dẫn… Continue readingChuyên gia kinh tế: “Cải cách” là nét đẹp giúp thị trường có sự phát triển vượt bậc!

Tín hiệu ‘lạ’: GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

Doanhnhanvietuc – Không phải GDP, phần tiền tiết kiệm (saving) mới là cái quan trọng nhất, TS. Bùi Trinh nói với Trí Thức Trẻ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, đa số người dân Việt Nam phần tiết kiệm ngày càng bị giảm dần. Nghiên cứu gần đây của TS. Bùi Trinh (Viện nghiên cứu Phát triển Việt Nam) và TS. Nguyễn Hồ Phi Hà (Học viện Tài chính) đã chỉ ra một nghịch lý dù… Continue readingTín hiệu ‘lạ’: GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm