Cả thị trường bất động sản “dậy sóng” vì một văn bản

Sunday, 14/05/2017, 11:42 AM

Doanhnhanvietuc – “Hầu hết 60 dự án đều đã được cấp phép qua nhiều cửa. Vậy với văn bản này, Bộ Tài chính có quyền hồi tố, truy lại tất cả những khâu cấp phép trước đó? Việc này có đúng luật không?”, doanh nghiệp đặt câu hỏi trước những tác động tới thị trường từ một văn bản mang tính tham khảo của Bộ Tài chính.

Chuyên gia cho rằng khi thanh tra các dự án bất động sản cần có sự cẩn trọng, tránh “đổ oan” cho doanh nghiệp.

Liên quan tới vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, mới đây Bộ Tài chính đã gửi Thủ tướng Chính phủ và chuyển Thanh tra Chính phủ tham khảo danh sách 60 dự án đã chuyển mục đích sử dụng đầu tư tại các thành phố lớn trên cả nước để phục vụ công tác thanh tra đất đai theo kế hoạch năm 2017.

Cùng với bản danh sách, Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tạm thời đình chỉ thi công các dự án xây dựng nhà cao tầng đang triển khai mà chưa thực hiện đúng thẩm quyền giao sử dụng đất không qua đấu giá và phải tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng thẩm quyền.

Dù đây chỉ là văn bản mang tính chất tham khảo, cung cấp thông tin cho Thanh tra Chính phủ nhưng khi công bố ra công luận ngay lập tức đã nhận được sự quan tâm lớn và có những tác động tới thị trường.

Khách hàng hoảng sợ, doanh nghiệp lao đao

Đại diện một doanh nghiệp có dự án nằm trong bản danh sách cho biết: “Nhiều khách hàng nghe thấy thanh tra thì đã rất lo ngại dự án gặp phải những vấn đề về pháp lý, sợ mua rồi không lấy được sổ đỏ. Chưa kể với những dự án đang triển khai, khách hàng còn e ngại nếu bị ngừng thi công thì ảnh hưởng tới tiến độ dự án. Nhiều khách hàng tỏ ra hiểu chuyện hơn thì lo rằng chủ đầu tư phải nộp thêm tiền sử dụng đất khiến người mua nhà phải chịu thêm khoản chi phí này”.

Vị này cũng cho biết thêm rằng: “Mấy ngày gần đây, doanh nghiệp phải bố trí thêm bộ phận giải đáp thắc mắc nhằm trấn an khách hàng. Thực tế, việc thị trường hoang mang là có thật. Tại các sàn giao dịch đã có nhiều khách hàng sợ không dám đóng tiền đợt tiếp theo như Hợp đồng đã ký vì sợ dự án bị đình chỉ để thanh tra. Một số ngân hàng cũng e ngại trong việc giải ngân cho khách hàng”.

“Tôi không hiểu vì lý do gì Bộ Tài chính là đưa ra danh sách vào thời điểm này khiến khách hàng hoảng loạn không đáng có. Đa phần các dự án của chúng tôi đã hoàn tất hết giấy phép, nghĩa vụ tài chính và xây dựng xong, đang tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng nhưng không hiểu sao vẫn có tên trong danh sách” – Đại diện một doanh nghiệp địa ốc lớn tại TPHCM phàn nàn.

Đặc biệt câu hỏi khiến nhiều doanh nghiệp đặt ra nhất trong mấy ngày qua là tính pháp lý của văn bản này với các cơ quan quản lý: “Hầu hết các dự án đều đã được cấp phép qua nhiều cửa. Vậy với văn bản này, Bộ Tài chính có quyền hồi tố, truy lại tất cả những khâu cấp phép trước đó. Việc này có đúng luật không?”

Cần cẩn trọng, tránh “đổ oan” cho doanh nghiệp

Trước thiệt hại của thị trường do văn bản trên – chiều qua, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhằm đề xuất cho các chủ đầu tư được tiếp tục thi công dự án thay vì phải tạm dừng để phục vụ thanh tra như kiến nghị của Bộ Tài chính.

“Điều này giúp các doanh nghiệp hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, tránh lãng phí thời gian và của cải xã hội, và đảm bảo quyền lợi của người mua nhà. Người mua nhà đã ký hợp đồng mua bán nằm trong danh sách 60 dự án không phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có) của chủ đầu tư dự án”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA phát biểu về kiến nghị.

Trao đổi với Dân trí, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc thanh kiểm tra là công tác quản lý của nhà nước và là việc thường xuyên liên tục. Đây là việc nên làm và là một trong số những nội dung quản lý của nhà nước, không có sai phạm gì cũng phải kiểm tra, thường xuyên, định kỳ, lựa chọn theo kiểu xác suất. Tuy nhiên, trong quá trình thông báo và triển khai phải thận trọng vì thị trường bất động sản rất phức tạp và nhạy cảm với cả người quản lý, doanh nghiệp, người dân và truyền thông.

“Ở đây, Bộ Tài chính chưa đi thanh tra thì làm sao thẩm định được, chưa thẩm định thì chưa kết luận được. Mà kể cả, Bộ Tài chính nói rằng thẩm định rồi nhưng mới là đơn phương chắc gì người ta đã chấp nhận như thế bởi anh không phải tuyệt đối, không phải quan toà, không phải đơn vị kết luận cuối cùng. Việc đưa tin ra phải rất thận trọng. Đáng lẽ khi chưa có kết luận, chưa xem xét xử lý thì không nên công bố là có thất thoát nhằm tránh “đổ oan” cho doanh nghiệp”, ông Nam bình luận

Nguyên lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh tới sự cẩn trọng khi thanh kiểm tra dự án và cho rằng không nên “võ đoán” khi chưa kiểm tra, thậm chí khi đưa ra kết luận xử lý cũng phải rất cẩn thận.

“Cơ quan quản lý khi thanh kiểm tra thì cứ đi nhưng phải phát hiện sai phạm thì mới cho dừng dự án. Việc của doanh nghiệp là làm ăn, triển khai kí hợp đồng, họ vay vốn, có đảm bảo tiến độ, anh không thể nói dừng để kiểm tra. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ngừng 1 ngày tốn kém như thế nào thì ai chịu, chưa kể khiến người tiêu dùng hoang mang, lo ngại”, ông nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, trao đổi với báo chí, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia tư vấn bất động sản cũng cho rằng, danh sách trên chỉ là danh sách tham khảo và việc thanh tra kiểm toán là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc định giá đất như thế nào trong vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đó là chuyện của Nhà nước chứ không phải các doanh nghiệp làm sai.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, mục đích chính của Bộ Tài chính là tránh thất thoát tài sản Nhà nước và xác định số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa sát với giá thị trường làm thất thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, nếu đình chỉ thi công hàng loạt dự án thì hậu quả sẽ khó lường, tệ nhất là kéo theo sự xuống dốc của thị trường và như vậy cũng ảnh hưởng đến nguồn thuế từ bất động sản.

Theo dân trí

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hà Nội: Đất Đông Anh bỗng tăng giá mạnh

Doanhnhanvietuc – Từng là một trong những tâm điểm của cơn sốt bất động sản giai đoạn 2007 – 2010 ở Hà Nội, đất Đông Anh hiện nay đang sốt trở lại. Chỉ trong vòng chưa đầy 7 năm kể từ năm 2010 giá đất Đông Anh đã trải qua 4 giai đoạn Sốt nóng – Đóng băng – Phá băng – Sốt trở lại. Giai đoạn 2010-2011 là thời kỳ “hoàng kim” của đất thổ… Continue readingHà Nội: Đất Đông Anh bỗng tăng giá mạnh

Đây là ngành nghề có mức lương kỷ lục trong quý I, đạt 240 triệu đồng/tháng

Doanhnhanvietuc – Báo cáo ngày 10/4 của Navigos Search cho biết mức lương cao nhất của quý I/2017 thuộc về một vị trí quản lý cấp cao thuộc lĩnh vực bất động sản, với mức 240 triệu đồng/tháng. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao tiếp tục tăng trưởng mạnh Căn cứ vào dữ liệu, Navigos Search cho biết nhu cầu tuyển dụng ở phân khúc trung và cao cấp tiếp tục… Continue readingĐây là ngành nghề có mức lương kỷ lục trong quý I, đạt 240 triệu đồng/tháng

Tăng vốn công ty con lên gần 2.000 tỷ, Coteccons “chơi lớn” đầu tư vào bất động sản như thế nào?

“Ông vua” ngành xây dựng Coteccons (CTD) vừa tăng vốn công ty con mà mình sở hữu 100% Công ty TNHH Covestcons từ 26 tỷ đồng lên 1.872 tỷ đồng, gấp 72 lần. Động thái này cho thấy CTD đang từng bước thực hiện kế hoạch “chơi lớn” ở mảng đầu tư kinh doanh BĐS, chứ không còn đi làm thuê cho các ông chủ dự án. Đây cũng là một xu hướng tất yếu… Continue readingTăng vốn công ty con lên gần 2.000 tỷ, Coteccons “chơi lớn” đầu tư vào bất động sản như thế nào?

Quy hoạch giao thông ‘mở đường’ cho BĐS

Doanhnhanvietuc – Chủ trương mở rộng Hà Nội về phía Tây giúp hàng loạt tuyến đường lớn được mở rộng, xây dựng hiện đại, trở thành một cú hích mạnh giúp bất động sản khu vực này phát triển. Hạ tầng giao thông đồng bộ Trong vòng vài năm qua, khu vực phía Tây đã chứng kiến hàng loạt siêu dự án hạ tầng trọng điểm được mở rộng như: Đại lộ Thăng Long, trục đường… Continue readingQuy hoạch giao thông ‘mở đường’ cho BĐS

Thị trường bất động sản Việt Nam 2017: Sẽ không có những dự án khủng 5.000 – 10.000 tỉ đồng?

Tại hội thảo Triển vọng thị trường bất động sản 2017 diễn ra sáng nay (20/12), PGS, TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2017. Ảnh minh họa. Theo đó, ông Chung dự báo triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2017 có thể theo 3 kịch bản. Kịch bản… Continue readingThị trường bất động sản Việt Nam 2017: Sẽ không có những dự án khủng 5.000 – 10.000 tỉ đồng?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm