Trung Quốc ép gạo Việt ngậm trái đắng: Lại nhìn Campuchia

Monday, 31/10/2016, 07:17 AM

“Chỉ có chuyển sang kinh doanh cạnh tranh mới giảm lệ thuộc vào thị trường TQ, còn không vẫn cứ phải dựa vào các hợp đồng tập trung”.

Chiêu bài ép giá không mới

PV:- Vừa qua, Trung Quốc đã ra Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, dưới sự giám sát của Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ).

Thế nhưng, theo thống kê mới đây của Bộ NNPTNT, 9 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc theo đường chính ngạch giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Những ngày qua, Trung Quốc đã bắt đầu mua gạo trở lại nhưng lại theo con đường tiểu ngạch.

Là một chuyên gia về lúa gạo, ông bình luận như thế nào về động thái trên? Có phải Trung Quốc đang cố tình ép VN rơi vào thế khó trong việc xuất khẩu lúa gạo sang thị trường này hay không?.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam:- Chiêu bài này thực tế nhiều nước đã dùng, không riêng gì Trung Quốc. Nó còn do quan hệ chính trị hai nước tốt hay xấu, do chủ trương của họ nhập khẩu từ thị trường nào.

Trước đây, những năm 2008, khi Trung Quốc trải qua thời kỳ bão lũ triền miên, không có lương thực, họ thiếu nhiều nên mở cửa ồ ạt nhập khẩu gạo thị trường VN một cách thoải mái, không dựng hàng rào kỹ thuật. Gần đây, Trung Quốc muốn lôi kéo Thái Lan nên ký rất nhiều hợp đồng nhập khẩu gạo từ nước này hàng triệu tấn, lôi kéo Campuchia nên ký kết hỗ trợ nhập khẩu, sản xuất gạo cho nước này với số lượng cao.

Trong trường hợp, để có gạo của Thái Lan, Campuchia thì họ phải áp dụng chiến thuật với gạo VN, khi đó, VN chỉ có thể cạnh tranh tốt hơn các nước khác với dòng gạo giá rẻ, thậm chí bán gạo sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn nhưng giá vẫn rẻ.

Trung Quoc ep gao Viet ngam trai dang: Lai nhin Campuchia

Xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

Nói chung, theo tôi, đây là chiêu bài nằm trong đường lối, chính sách phát triển quan hệ ngoại thương với từng nước, thay đổi theo quan hệ ngoại giao. Cho nên, chuyện này sớm muộn cũng xảy ra, khi họ cần chúng ta thì họ mở cửa ồ ạt, thậm chí không yêu cầu kỹ thuật, còn khi họ muốn ưu ái cho các thị trường mới thì quay sang làm khó.

Vì thế muốn giải quyết phải có đàm phán giữa 2 Bộ, một bên Bộ NN-PTNT, một bên là Bộ Thương mại của Trung Quốc, để xem nếu như đúng quy định của WTO, trên tinh thần ký kết với nhau thì không sao, còn làm sai thì cần phải có điều chỉnh, chúng ta có quyền được đòi hỏi. Còn VN cứ phụ thuộc 1 chiều, trông chờ vào sự hữu hảo của Trung Quốc là không được.

Mặt khác, VN từ xưa đến nay xuất khẩu gạo ồ ạt, gạo chất lượng trung bình trở xuống, lẫn tạp chất, không sạch, thuốc bảo vệ thực vật. Cho nên, gạo không đi được sang các thị trường khó tính, chủ yếu chúng ta vẫn đang chỉ lòng vòng ở các nước châu Á như Philippines, Malaysia và một số nước châu Phi khó khăn.

Còn riêng việc bán gạo qua đường tiểu ngạch xưa nay vẫn có, thậm chí rất nhiều, chính ngạch thì chỉ mới làm vài năm nay, mà đúng ra chúng ta phải làm theo đường chính ngạch mới đảm bảo chất lượng, loại nào ra loại đó.

Sự o bế này thực tế là do cơ quan quản lý nhà nước, khi đi đàm phán phải làm chặt chẽ, nhưng hầu hết là làm cho có.

PV:- Hiện nay, người dân đã đầu tư khá nhiều theo đúng tiêu chuẩn để xuất khẩu gạo vào cho thị trường chính ngạch, thế nhưng, Trung Quốc chỉ thu mua ở con đường tiểu ngạch, nên có nhiều nguy cơ gạo Việt bị ép giá, đầu tư sản xuất chính ngạch mà lại chỉ bán giá tiểu ngạch, trái đắng này có phải lần đầu chúng ta gặp hay không?.

Theo ông nguyên nhân là vì đâu, có phải do lúa gạo VN đang quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc hay không?.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam:- Hiện nay, các tỉnh nghèo vẫn đang mở đường tiểu ngạch, biên mậu nhiều hơn để hưởng lợi. Ngày xưa ở Lạng Sơn, con đường mở theo tiểu ngạch rất mạnh với tỉnh Quảng Tây, bây giờ quay lại sang tỉnh Vân Nam ở cửa khẩu Hà Khẩu – Lào Cai.

Nhưng trái đắng này không phải lần đầu gặp phải, trước đó Trung Quốc đã từng gây khó dễ cho chúng ta rất nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau như bán phá giá, trợ cấp, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP.

Nhưng chung quy, chính sách nước nào cũng vậy, không phải một lần là xong, lên xuống thay đổi, mở rồi khép. Từ xưa Malaysia cũng nhập khẩu gạo VN ào ào vì thiếu gạo, giờ không nhập nữa.

Vấn đề do cung cầu mỗi nước, chính sách đối ngoại của từng nước, họ hướng đến thị trường nào, quan hệ hữu hảo, hoặc lôi kéo nước nào thì phải mở rộng kinh tế với nước đó.

Theo baodatviet.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ông lớn công nghệ Hàn Quốc và nỗi lo bị Trung Quốc bắt kịp

Doanhnhanvietuc – Trung Quốc hiện chỉ đi sau Hàn Quốc khoảng nửa năm về sức mạnh công nghệ, theo báo cáo của một viện nghiên cứu tại Hàn Quốc. Hàn Quốc nổi tiếng là một quốc gia công nghệ, từ những chiếc smartphone Samsung, tốc độ Internet cao nhất thế giới và những sáng tạo đánh bại cả thế giới. Chính phủ nước này cũng vừa vẽ ra kế hoạch phát triển những công nghệ… Continue readingÔng lớn công nghệ Hàn Quốc và nỗi lo bị Trung Quốc bắt kịp

Tỷ phú Trung Quốc từng tuyên bố “Apple đã lỗi thời, sắp vượt Tesla”, vừa bị phong tỏa tài sản do ngân hàng siết nợ

Doanhnhanvietuc – Các chủ nợ của công ty đang ráo riết đòi nợ. Jia Yueting người biến đế chế kinh doanh LeEco trở thành mớ hỗn độn vừa bị phía Tòa án Thượng Hải ra lệnh đóng băng tài sản. Cụ thể khối tài sản trị giá 1,24 tỷ yuan (tương đương 183 triệu USD) bị đóng băng này sẽ ảnh hưởng tới cả vợ của Jia và 3 doanh nghiệp là chi nhánh của LeEco… Continue readingTỷ phú Trung Quốc từng tuyên bố “Apple đã lỗi thời, sắp vượt Tesla”, vừa bị phong tỏa tài sản do ngân hàng siết nợ

Úc sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc nếu Donald Trump…

Sáng 10/11, phát biểu bên ngoài nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết nước này sẽ chuyển hướng sang thúc đẩy thương mại với Trung Quốc và các nước châu Á thay vì một thỏa thuận tự do thương mại với Mỹ, sau khi ông Donald Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Theo bà Bishop, nếu Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương… Continue readingÚc sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc nếu Donald Trump…

Kiểm tra doanh nghiệp Trung Quốc quỵt tiền, đánh bà bầu

Doanhnhanvietuc – Công ty Xin Dong Ya nợ tiền gia công kéo dài. Khi một phụ nữ mang bầu 6 tháng tới đòi nợ, nhân viên công ty này đã hành hung chị. Liên quan đến việc Công ty TNHH hàng thủ công Xin Dong Ya VN Trung Quốc (100% vốn Trung Quốc, nằm tại KCN Long Giang, H.Tân Phước, Tiền Giang) nợ tiền gia công kéo dài, khiến người dân bức xúc, trao đổi với… Continue readingKiểm tra doanh nghiệp Trung Quốc quỵt tiền, đánh bà bầu

Australia có theo kịp Trung Quốc trong cuộc đua tiếp cận khoáng sản quan trọng?

Theo tạp chí The Financial Review, thế giới đang chạy đua nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, quốc gia đi đầu về các khoáng sản quan trọng.   Một mỏ đất hiếm ở miền Tây Australia. Ảnh: AFP/TTXVN   Australia đang ở một vị trí khởi đầu thuận lợi nhờ nguồn đất hiếm dồi dào, nhưng liệu nước này có thể theo kịp Trung Quốc? * Cuộc đua tiếp cận các loại khoáng… Continue readingAustralia có theo kịp Trung Quốc trong cuộc đua tiếp cận khoáng sản quan trọng?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm