Mỹ rút khỏi TPP, các nước đang hướng tới Trung Quốc

Sunday, 05/02/2017, 02:28 AM

Ngay sau khi tân tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi TPP nhiều chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc sẽ thay thế vai trò của Mỹ trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Mỹ rút khỏi TPP, các nước đang hướng tới Trung Quốc

Điều này xuất phát từ nguyên nhân từ trước đến nay TPP vốn được xem là một phần trong chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama cũ đồng thời giảm sự ảnh của nền kinh tế Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên việc Mỹ bất ngờ rút khỏi TPP cùng với một loạt các tuyên bố về chính sách bảo vệ thương mại trong nước đã tạo khoảng trống cho Trung Quốc “chen chân”.

Đối lập với Mỹ, Trung Quốc đang thúc đẩy toàn cầu hóa bằng các hiệp định thương mại tự do đa phương với nhiều nước trên thế giới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), chính sách Một vành đai, Một con đường (One Belt, One Road) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng buôn bán ở Châu Á và nhiều nơi khác. Những chính sách đó giúp tăng cường thương mại và sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang khởi động quỹ Con đường Tơ lụa và thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và củng cố vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.

Cùng lúc đó, một số nước thành viên hiệp định TPP đang “ngỏ ý” muốn kêu gọi Trung Quốc và một số quốc gia phát triển khác tham gia. Thủ tướng Australia ông Malcolm Turnbull đã có cuộc gặp mặt với đại diện bộ, ngành các nước Nhật Bản, Singapore và New Zealand ngay sau khi tân tổng thống Donald Trump ký quyết định rút khỏi TPP và giữ vững quan điểm duy trì TPP bằng việc “kêu gọi Trung Quốc tham gia vào TPP”. Nếu điều này thành hiện thực Trung Quốc sẽ là thị trường hấp dẫn đối với ngành xuất khẩu nông sản của Australia và New Zealand.

Tuy nhiên, ý kiến đề xuất Trung Quốc tham gia vào TPP của Australia vấp phải nhiều khó khăn do trong văn bản ký kết của hiệp định bao gồm 30 chương, không có một điều khoản nào cho phép tiếp nhận thành viên mới trước khi hiệp định chính thức có hiệu lực. Hay nói cách khác, để Trung Quốc “thế chân” Mỹ trong TPP đòi hỏi cần phải có các điều khoản bổ sung mới dựa trên những quy định sẵn có.

Trong khi đó, Malaysia and Singapore đang cân nhắc việc tham gia đàm phán hiệp định RCEP. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia, ông Mustapa Mohamed cho biết Malaysia đang chuyển hướng tập trung sang RCEP và một số các hiệp định thương mại tự do song phương khác. Còn về phía Singapore, Bộ trưởng Bộ Công Thương của quốc gia này cũng cho hay đại diện các thành phố cũng đang tham gia đàm phán một số sáng kiến hội nhập kinh tế trong đó bao gồm cả RCEP.

Một số các quốc gia thuộc khối ASEAN đang kêu gọi kết thúc vòng đàm phán RCEP vào cuối năm nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức. Hiện tại, đã có 10 trong tổng số 16 quốc gia ASEAN và 7 trong số 12 nước thành viên TPP đang tham gia đàm phán RCEP.

Mặc dù vậy nhiều chuyên gia vẫn cho rằng trong thời gian tới Trung Quốc vẫn chưa thể soán ngôi vị quán quân của Mỹ trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới do hiện tại đồng nhân dân tệ vẫn chưa phải là đồng tiền quốc tế- điều kiện tiên quyết để trở thành nền kinh tế “bá chủ” thế giới.

Theo thoidai

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nhật Bản không mặn mà mời Trung Quốc tham gia hiệp định TPP

Nhật Bản tỏ ra không sốt sắng trước ý định mời Trung Quốc tham gia TPP mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ, Nhật Bản lo ngại bước đi này sẽ giúp tăng cường tầm ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: AFP/TTXVN) Hãng tin Reuters ngày 25/1 cho biết Nhật Bản tỏ ra không sốt sắng trước ý định mời Trung Quốc tham gia Hiệp… Continue readingNhật Bản không mặn mà mời Trung Quốc tham gia hiệp định TPP

TPP sẽ mở rộng cho các nền kinh tế khác tham gia

Doanhnhanvietuc – Sáng nay (21/5), tại Hà Nội, bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) – Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Bộ trưởng các nước thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp để thảo luận và ra tuyên bố chung. Bộ trưởng và Thứ trưởng các nước thành viên TPP tham gia nhóm họp gồm: Australia,… Continue readingTPP sẽ mở rộng cho các nền kinh tế khác tham gia

Liên kết tiêu thụ dừa chịu sức ép từ thương lái Trung Quốc

Doanhnhanvietuc – Ông Nguyễn Bảo Trí, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (tỉnh Bến Tre) cho biết, thị trường dừa đang chịu sự chi phối lớn bởi thương lái Trung Quốc. Khi cần, thương lái Trung Quốc mua với giá cao khiến liên kết bao tiêu sản phẩm với nông dân dễ bị phá vỡ. Theo ông Trí, để chủ động nguyên liệu trong chế biến, nhiều năm qua, doanh nghiệp… Continue readingLiên kết tiêu thụ dừa chịu sức ép từ thương lái Trung Quốc

Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào. Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu… Continue readingLý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Bức ảnh chứng minh Alibaba đang ‘mua cả thế giới’

Từ Trung Quốc tới Mỹ, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Alibaba đang vung tiền ‘mua cả thế giới’. Alibaba đang ngày càng phát triển hướng tới mục tiêu thống trị ngành thương mại điện tử Trung Quốc. Để hoàn thành tham vọng này, ngoài việc sớm phát triển nền tảng công nghệ của riêng mình Alibaba còn mở thêm nhiều dịch vụ giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Hiện tại,… Continue readingBức ảnh chứng minh Alibaba đang ‘mua cả thế giới’

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm