Moody’s dự báo chính sách kinh tế của tân Tổng thống Hàn Quốc

Thursday, 11/05/2017, 11:33 AM

Hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s cho rằng tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể sẽ tiếp tục duy trì các mục tiêu kinh tế đã vạch ra và có những điều chỉnh linh hoạt trong chính sách tài chính và kinh tế.

Moody's dự báo chính sách kinh tế của tân Tổng thống Hàn Quốc

(Nguồn: Businesskorea.co.kr)

Phát biểu ngày 10/5 sau khi Tổng thống Jae-in tuyên thệ nhậm chức, ông Steffen Dyck, quan chức cao cấp của Moody’s, dự báo về những thay đổi trong chính sách kinh tế tới đây của chính phủ mới tại Hàn Quốc, theo đó tập trung vào một số lĩnh vực cải cách cấu trúc, đặc biệt là thị trường lao động và an sinh xã hội.

Sau khi ông Moon Jae-in lên nắm quyền, các chính sách tài chính có thể vẫn được duy trì và định hướng với các nguyên tắc giới hạn lạm phát ở mức 3% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), duy trì nợ chính phủ dưới mức 45% GDP. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng có thể duy trì các chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh nước này có thể phải đối mặt với các cú sốc tiêu cực.

Theo ông Dyck, việc ông Moon Jae-in đắc cử tổng thống có thể xóa bỏ sự không chắc chắn vốn nổi lên từ quá trình chuyển giao chính trị sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất do dính bê bối tham nhũng. Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền mới của Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với các thách thức, trong đó có cải cách cấu trúc tập trung vào thị trường lao động, cải cách lĩnh vực công, an sinh xã hội, cải cách các tập đoàn gia đình trị (chaebol), giải quyết vấn đề nợ hộ gia đình tăng nhanh.

Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị tiếp tục là nguy cơ hàng đầu đe dọa Hàn Quốc và là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá mức xếp hạng tín nhiệm mặc dù Moody’s vẫn duy trì quan điểm rằng nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột quân sự với Triều Tiên rất thấp.

Tháng 2 vừa qua, Moody’s đã giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm Aa2 đối với Hàn Quốc do triển vọng ổn định của nước này. Đây là mức cao thứ 3 trong bảng xếp hạng và hiện chỉ có 6 trong số 20 nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) giữ mức xếp hạng này.

Trong khi đó, báo Philippines Star dẫn lời giới phân tích cho rằng tân Tổng thống Moon Jae-in sẽ phải đối mặt với 4 thách thức lớn trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng và sự bất bình của người dân Hàn Quốc đối với tình trạng tham nhũng tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này.

Theo báo trên, thách thức trước hết là mối đe dọa hạt nhân của nước láng giềng Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử, ông Moon Jae-in tuyên bố để ngỏ các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng và sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Do đó, nếu có kế hoạch thực hiện “Chính sách Ánh dương” của cựu Tổng thống Kim Dae-jung – tái khởi động đối thoại và viện trợ kinh tế cho Triều Tiên để thuyết phục Triều Tiên thay đổi – thì Tổng thống đắc cử Moon Jae-in sẽ cần thuyết phục giới chỉ trích rằng việc nối lại hợp tác kinh tế sẽ không tạo nguồn vốn cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Thách thức thứ hai là ông Moon Jae-in sẽ phải theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập, cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt liên quan tới việc triển khai Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Không chỉ vậy, tân Tổng thống Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc giải quyết bài toán kinh tế Hàn Quốc hiện nay, như tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao và việc quá lệ thuộc vào nền kinh tế xuất khẩu khiến nước này yếu thế khi bị trả đũa kinh tế.

Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin và sửa đổi Hiến pháp theo hướng minh bạch hơn và có sự tham gia nhiều hơn của người dân sau vụ bê bối chính trị của cựu Tổng thống Park Geun-hye cũng là một thách thức đối với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Cũng trong ngày 10/5, báo Koreatimes nhận định sau chiến thắng của ông Moon Jae-in, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ khôi phục mối quan hệ vốn căng thẳng liên quan việc triển khai THAAD của Mỹ tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, mối quan hệ vốn đi xuống của Hàn Quốc với Nhật Bản có thể sẽ trầm trọng hơn, theo đó, Tokyo có thể sẽ từ chối lời kêu gọi mà chính phủ mới có thể đưa ra về việc đàm phán lại thỏa thuận “phụ nữ mua vui” gây tranh cãi.

Theo vietnam+

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

PwC: Đà tăng trưởng toàn cầu nhanh nhất trong 9 năm, nhu cầu năng lượng dự báo tăng vọt

Doanhnhanvietuc – Báo cáo phân tích kinh tế của công ty Pricewaterhousecoopers (PwC) dự báo kinh tế toàn cầu năm 2018 đang trên đà tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011 đến nay. Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng gần 4% trong năm 2018 tính theo sức mua tương đương (PPP) và tổng sản phẩm toàn cầu sẽ tăng thêm 5 nghìn tỷ USD tính theo giá hiện hành. Các… Continue readingPwC: Đà tăng trưởng toàn cầu nhanh nhất trong 9 năm, nhu cầu năng lượng dự báo tăng vọt

The Economist: TPP sẽ hồi sinh ở Hà Nội, vào cuối tháng 5?

Doanhnhanvietuc – Tuần trước, 11 nước còn lại đã nhóm họp tại Toronto để bàn về cách tiếp tục triển khai TPP mà không Mỹ. Và cuối tháng này, các nước sẽ 1 lần nữa họp tại Hà Nội, trong cuộc họp mà Economist nhận định là có thể giúp hồi sinh TPP. Khi, chỉ 3 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Hiệp định thương mại… Continue readingThe Economist: TPP sẽ hồi sinh ở Hà Nội, vào cuối tháng 5?

Để nông nghiệp Việt Nam “cất cánh”, hãy để người nông dân tự quyết định trên mảnh đất của mình

Dù tổn thất khoảng 1,7 tỷ USD năm 2016 nhưng nông nghiệp vẫn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp lớn cho an ninh lương thực,ổn định xã hội, kim ngạch xuất khẩu. Nhưng để ngành nông nghiệp tăng tốc phát triển, mở rộng hạn điền liệu đã là đủ? Trong cuộc họp tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành hồi cuối tháng 12/2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và… Continue readingĐể nông nghiệp Việt Nam “cất cánh”, hãy để người nông dân tự quyết định trên mảnh đất của mình

Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 – 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017. Lạc quan về quý I/2017 Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành… Continue readingTriển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành

Đây là nhất trí của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên có mặt tại cuộc họp, thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu), sáng 02/8. Tại cuộc thảo luận, Thủ tướng đã nhấn mạnh quyết tâm xây dựng tốt Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, bảo đảm bền vững lâu dài trong phát triển. Đáng… Continue readingĐơn vị hành chính kinh tế đặc biệt cần khung thể chế vượt trội, vượt trên các luật hiện hành

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm