Giám đốc tài chính PepsiCo nói gì về tương lai ngành nước giải khát toàn cầu?

Wednesday, 19/07/2017, 11:39 AM

Doanhnhanvietuc – Trong bối cảnh công nghệ phát triển, PepsiCo dường như đang trở thành một công ty công nghệ hơn là công ty nước giải khát. Liệu đó có phải là xu thế trong ngành nước giải khát trên toàn cầu?

Trong thời buổi khó khăn của ngành nước giải khát, hầu hết các nhà phân tích trên Phố Wall đều dự đoán PepsiCo sẽ không có được một báo cáo kết quả kinh doanh tươi sáng trong quý II.

Tuy nhiên, trước giờ mở cửa thị trường hôm thứ 3 vừa qua, gã khổng lồ nước giải khát PepsiCo đã tung ra kết quả kinh doanh quý II cao hơn dự kiến với EPS là 1,5 USD trên mức doanh thu 15,7 tỷ USD. Trước đó, giới chuyên gia dự đoán EPS của PepsiCo trong quý II chỉ khoảng 1,4 USD và doanh thu 15,6 tỷ USD.

Nhân sự việc này, tờ báo TheStreet đã có cuộc trò chuyện với giám đốc tài chính PepsiCo – Hugh Johnston để bàn bạc về triển vọng ngành nước giải khát toàn cầu cũng như kết quả kinh doanh vượt mong đợi của công ty.

PV: Trong buổi công bố kết quả kinh doanh, ông và Indra Nooyi – CEO PepsiCo đã nói về đường lối phát triển PepsiCo vì ngành thực phẩm đóng gói đang có rất nhiều thách thức ngoài kia. Hơn nữa, thương mại điện tử đang trở thành một vấn đề lớn. Ông dự đoán PepsiCo sẽ phải thay đổi những gì để đối phó với điều này?

CFO PepsiCo: Thay đổi cho PepsiCo chỉ là một hằng số. Chắc chắn các kênh bán lẻ đang tiếp tục thay đổi, thứ mà mọi người đang nói đến là thương mại điện tử, nhưng tôi nghĩ là nó rộng hơn thế. Tôi cho rằng bạn đang nhìn thấy sự pha trộn của các kênh độc lập. Liệu đó có phải là cuộc chiến giữa các cửa hàng tiện lợi với cửa hàng truyền thống hay là với cửa hàng trực tuyến và dịch vụ thực phẩm?

Các chuỗi cung ứng chính sẽ tiếp tục phát triển, đó là thứ mà chúng ta đã làm tốt trong nhiều năm qua. Sáng kiến GES đã được đưa ra nhằm giúp cho các chuỗi cung ứng nhanh hơn, ngắn hơn và cũng tiết kiệm chi phí hơn. Bạn sẽ thấy, mọi thứ chắc chắn sẽ tiếp tục thay đổi.

PV: Trước đây, chúng ta đã nói rất nhiều về việc M&A nào trong ngành thực phẩm sẽ tốt đối với PepsiCo. Tuy nhiên, dường như PepsiCo lại đang trở thành một công ty công nghệ trong thế giới mới này?

CFO PepsiCo: Tôi không biết liệu chúng tôi có được gọi tên là một công ty công nghệ hay không. Bởi công nghệ phát triển và cho phép mọi thứ diễn ra, cho dù đó là quan điểm từ chuỗi cung ứng hay quan điểm của người tiêu dùng, chúng tôi sẽ đi đầu trong việc tận dụng công nghệ đó ở ngành thực phẩm và nước giải khát. Tôi cho rằng, chúng tôi sẽ là những người tiên phong.

PV: Trong buổi công bố kết quả kinh doanh, ông đã nhắc đến vai trò của giá thuế soda mới ở Ả-rập xê-út. Liệu điều đó có thay đổi cách ông nghĩ về cách giải quyết thuế soda ở Mỹ hay không?

CFO PepsiCo: Đúng, chính sách thuế mới ở Ả-rập xê-út đã buộc giá soda tăng. Tôi không có thông tin gì về việc sẽ thay đổi chiến lược của mình để đối phó với việc này. Nhìn chung, chúng tôi không ủng hộ các khoản thuế phân biệt đối xử đối với các sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng chịu thêm chi phí để chia sẻ gánh nặng với cộng đồng và trả phần thuế mình.

PV: Chúng ta đã nói về sự cạnh tranh diễn ra trong các cửa hàng tạp hóa giữa Kroger, ALDI, Lidl và Walmart. Tình hình hiện nay là gì? Có cuộc chiến giá nào không?

CFO PepsiCo: Điều đó không thực sự liên quan đến chúng tôi. Ngành bán lẻ vốn rất cạnh tranh và đó là tất cả những gì môi tôi nhớ đến. Tôi nghĩ điều mà chúng tôi mang đến cho các nhà bán lẻ mà họ đánh giá cao nhất là: Thứ nhất, bởi vì bản chất xung của sản phẩm của chúng tôi, họ có thể lái kích thước giỏ hàng hóa bằng các sản phẩm của PepsiCo như là Quaker, Gatorade, Frito-Lay hoặc là các sản phẩm giải khát chính. Thứ hai, chúng tôi đóng góp một tỷ lệ lớn trong tổng tốc độ tăng trưởng của họ và rõ ràng là trong một môi trường cạnh tranh, bạn có xu hướng tăng trưởng giá trị. Thứ ba, bởi vì bản chất sản phẩm của chúng tôi là bán được rất nhanh do đó sẽ tạo ra dòng tiền mặt tốt cho họ.

PV: Ngoài ra trong cuộc họp, CEO Indra đã đề cập đến doanh số bán hàng trực tuyến đang tăng trưởng rất tốt nhưng điều tôi muốn hỏi ở đây là liệu họ có thể tăng trưởng nhanh hơn nếu các sản phẩm được thiết kế tốt hơn hay không. PepsiCo có thể làm gì để tối đa hóa cơ hội kinh doanh trực tuyến?

CFO PepsiCo: Ban đầu, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều thứ để có điểm chỉ giá và cấu hình bao bì phù hợp cho kênh trực tuyến. Bạn sẽ thấy chúng tôi đang định hình chuỗi cung ứng rõ ràng hơn và đổi mới nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng kênh trực tuyến. Tôi cho rằng có một vài dòng sản phẩm hoạt động tốt hơn trong kênh trực tuyến bởi sự phân bổ mật độ dày đặc. Những người mua hàng trực tuyến có xu hướng chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe nhiều hơn.

PV: Liệu ông có cho rằng trong tương lai PepsiCo sẽ chỉ bán hàng trực tuyến?

CFO PepsiCo: Tôi không rõ điều đó nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ kinh doanh trực tuyến tốt hơn trước. Chúng tôi muốn bán hàng theo hình thức đa kênh. Chúng tôi muốn có mặt ở tất cả mọi nơi có người tiêu dùng. Nhưng cũng muốn sản phẩm của mình phải phù hợp với những kênh đó.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

“Bà trùm” làng người mẫu Việt: Tôi học hỏi được nhiều điều từ những lần bị đối tác mắng là không biết gì…

Doanhnhanvietuc – Là người phụ nữ quyền lực của làng mẫu Việt Nam, tên tuổi gắn liền với những chương trình về thời trang lớn như Vietnam’ Next Top Model, Project Runway hay Vietnam International Fashion Week, nhưng ít ai biết Trang Lê xuất thân là dân tài chính. Panel thứ 3 của Women’s Summit 2017 do Forbes tổ chức chiều ngày 12/4 đã là cơ hội cho “mẹ đẻ” của Vietnam’s Next Top Model –… Continue reading“Bà trùm” làng người mẫu Việt: Tôi học hỏi được nhiều điều từ những lần bị đối tác mắng là không biết gì…

Nữ tướng Traphaco: “Lo cho nồi cơm nhà mình khó một thôi. Là doanh nhân, phải lo cho nồi cơm của hàng nghìn người”

Traphaco có tốc độ tăng trưởng trên 2 con số từ rất lâu rồi. 5 năm trước là 16%. Khi đã đứng thứ 2 trong ngành dược từ 3 năm trước, tốc độ cũng trên 12%. Đó là chia sẻ của bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Traphaco, tại sự kiện Bức tranh kinh tế dành cho doanh nghiệp 2017 ở TP HCM cuối tuần trước. “Mỗi doanh nghiệp cần… Continue readingNữ tướng Traphaco: “Lo cho nồi cơm nhà mình khó một thôi. Là doanh nhân, phải lo cho nồi cơm của hàng nghìn người”

Triển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Kết quả khảo sát 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ 2007 – 2016 cho thấy các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan với tình hình doanh thu, lợi nhuận, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm 2017. Lạc quan về quý I/2017 Mới đây, Vietnam Report đã công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Đơn vị này cũng tiến hành… Continue readingTriển vọng kinh tế đầu năm 2017: Nhiều doanh nghiệp lớn lạc quan, 45% đơn vị được hỏi có ý định đầu tư ra nước ngoài

Công ty Cho thuê tài chính đầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo mô hình liên doanh với nước ngoài

Doanhnhanvietuc – BSL là Công ty Cho thuê tài chính đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình liên doanh giữa một Ngân hàng thương mại trong nước với một Định chế tài chính nước ngoài. Ngày 12/04/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV – SuMi TRUST trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Cho thuê… Continue readingCông ty Cho thuê tài chính đầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo mô hình liên doanh với nước ngoài

Bí thư Đinh La Thăng: Nhà khoa học không thể làm thủ tục về tài chính

TP HCM sẽ có những chính sách để trí thức, các nhà khoa học phát huy được khả năng của mình. Sáng 20/12, Thành ủy TP HCM tổ chức chương trình lãnh đạo thành phố gặp gỡ trí thức năm 2016. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng chủ trì hội nghị. Tại cuộc gặp gỡ, lãnh đạo thành phố lắng nghe nhiều đề xuất, hiến kế, góp ý của… Continue readingBí thư Đinh La Thăng: Nhà khoa học không thể làm thủ tục về tài chính

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm